Chia sẻ

Tre Làng

SỰ KHÁC BIỆT LỚN LAO

Bài gốc bên nhà Đỏ

Chuyện về 2 lá thư, một của Kapitsa - nhà vật lý Sô Viết, Nobel 1978 và một của Ngô Bảo Châu - nhà Toán học Pháp-Việt, Fields 2010.

1- Năm 1939, Kapitsa đã viết thư gửi Stalin, xin tha tội cho Landau (nhà vật lý thiên tài Sô Viết, Nobel 1962) lúc ấy đang bị giam giữ vì đã viết truyền đơn kêu gọi nhân dân lật đổ chính quyền.

Trong thư, Kapitsa nhân danh một người vừa là sếp vừa là đồng nghiệp, từng kề vai sát cánh cùng nghiên cứu, cùng làm việc nhiều năm với Landau nên hiểu rất rõ con người Landau. Kapitsa mô tả Landau rất háo danh và có đầy những chiến tích khoa học đến mức không thể còn thời gian, sức lực, cảm hứng cho việc phạm tội an ninh quốc gia. Ông cũng nhân danh quyền lợi nghiên cứu khoa học Sô Viết để đề nghị những biện pháp sử dụng cái đầu thiên tài của Landau. 

Thư của một nhà vật lý tầm cỡ thế giới thể hiện quyền và nghĩa vụ công dân một cách đầy nhiệt huyết nhưng vẫn đúng mực, giản dị. Kết quả Landau được thả; hơn thế nữa, Landau ba lần được giải thưởng Stalin, một lần giải thưởng Lenin cùng danh hiệu Anh hùng Lao động.

2- Năm 2012, Ngô Bảo Châu tham gia ký một lá thư tập thể gửi khẩn Chủ tịch nước về vụ sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Ăn theo truyền thông bát nháo mạng nên lá thư đầy dẫy những lời lẽ cảm tính, trái ngược với tư cách khoa học mà Ngô Giáo sư đang mang. Lập luận trong thư hoàn toàn dựa vào "nghe nói", "nghe kể", "được cho biết"; chẳng khác kẻ ngồi lê đôi mách ngoài chợ; vì có ai trong số ký thư ấy đã từng gặp mặt Phương Uyên, trực tiếp biết chút ít về con người và hoạt động của cô ta đâu. Lá thư từ một việc chưa có gì rõ ràng (bắt Phương Uyên) quay ngoắt sang những vấn đề hết sức vĩ mô như đại đoàn kết dân tộc, chủ quyền quốc gia thiêng liêng, chống bá quyền TQ, khí phách tuổi trẻ, bạo quyền đàn áp biểu tình v...v.

Chẳng cần làm gì nhiều, chỉ việc đưa lên clip Phương Uyên viết đơn nhận tội xin khoan hồng, truyền thông nhà nước đã đạp các vị nhân sĩ hàng đầu VN trở lại cái máng lợn vốn có của họ. 

Hai lá thư và một sự khác biệt lớn lao.

Nguồn: Blog Em Đỏ

6 nhận xét:

  1. Có là giáo sư hay gì cũng vậy thôi. Trước hết Ngô Bảo Châu cũng là một người mang dòng máu VN. Vì thế, dù có thế nào cũng mong giáo sư đừng vội vàng võ đoán mà tiếp tay cho bè lũ phản động để chúng phá tan hoang thành quả mà bao nhiêu năm qua cha ông ta đã phải dùng đến máu xương để đánh đổi. Người có tài trước hết hãy có tâm và đức đã.

    Trả lờiXóa
  2. Là giáo sư, hay bất kỳ một người dân bình thường nào cũng vậy mà thôi. khi nói một vấn đề, chúng ta cần nhìn nhận thật khách quan vào sự thật. trường hợp của Phương uyên, khi tội lỗi đã quá rõ ràng, âm mưu và thủ đoạn của uyên là không thể chỗi cãi với những hành vi phạm tội rõ ràng. uyên tự xưng là tuổi trẻ yêu nước, chống tàu, nhưng đó chỉ là cái vỏ bọc cho những hành động của uyên nhằm chống phá Việt Nam. Yêu nước, chống tàu, nhưng lại rải truyền đơn chống phà nhà nước ta, đòi lật đổ chế độ, móc nối với các tổ chức phản động lưu vong, lại có ý định đánh bom vào chính những người dân VN. Vậy, thử hỏi xem, bấy nhiêu chứng cứ đã đủ để kết tội uyên hay chưa. tất nhiên, giáo sư Ngô thấy tiếc, thấy thương cho một tương lai sáng lạng như uyên bọ dập tắt, mãi mãi không ngóc đầu lên được. tấm lòng cảm thông là điều hết sức đáng quý. nhưng xin giáo sư hãy nhìn thẳng vào sự thật, những hành vi như uyên câng được xét xử nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là sự khác biệt lớn lao. tuy lá thư của hai trường hợp có mục đích là giống nhau. Nhưng cách mà hai người viết hai bức thư, cách họ thể hiện là khác nhau. Dù là giáo sư hay là ai đi nữa, trước khi đưa ra một ý kiến quan trọng, một vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia thì chúng ta nên cân nhắc kỹ càng, tìm hiểu kỹ trước sau rồi hãy phát biểu, đừng làm trò lố trước mắt mọi người. Tôi không biết giáo sư Ngô Bảo Châu đã tìm hiểu rõ ràng ngọn ngành sự việc của Uyên hay chưa, hay chỉ vì lòng thương đối với tương lai của một cô nữ sinh xinh đẹp mà giáo sư nói như vậy, với tôi, với những bằng chứng, cáo trạng mà cơ quan an ninh đưa ra thì việc xử tồi Uyên là hết sức đúng đắn. Nó thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, thể hiện uy lực của chế độ và nhằm đảm bảo sự thịnh vượng của chế đọ đó. Mặt khác, là sự răn đe đến những người khác, để không mắc phải những sai lầm tương tự.

    Trả lờiXóa
  4. Sự khác biệt lớn lao ở đây là, Kapitsa - nhà vật lý Sô Viết viết thư xin tha cho Landau bởi vì ông sống và làm việc với Landau rất nhiều nên hiểu rõ tính cách mà trí tuệ của landau, và bởi vì trí tuệ của landau là trí tuệ hơn người. Còn Bảo Châu và Phương uyên thì hoàn toàn khác, Giáo sư không hề biết Uyên là ai nhưng vẫn a dua a còng, và Uyên cũng chẳng phải nhân tài gì cả. Thật sự, càng ngày tôi càng thấy không thích vị giáo sư đáng kính của tôi trước đây/

    Trả lờiXóa
  5. Liên Xô tha cho Landa kia là vì thả hắn ta ra thì sẽ có ích cho xã hội bởi trí tuệ của nó là hơn người, chứ như con Phương Uyên, tham tiền háo của mà những việc xằng bậy thì tha cho nó làm gì, bẩn cái xã hội này ra.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi thì nghĩ khác, Ngô Bảo Châu là một người làm Toán. Đã là người làm Toán thì cái lý luận của họ rất chặt chẽ và phải đủ luận cứ. Ấy vậy với chuyện của một cô bé không tên tuổi mà GS Ngô Bảo Châu đặt bút ký có vẻ như không hợp lý. Có khi nào mấy cái bọn xấu đó lợi dụng các nhà khoa học để bôi xấu chế độ không nhỉ. Cần xác minh chữ ký chứ không nên trách người khác vội.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog