Chia sẻ

Tre Làng

VÌ SAO MỸ BỊ GHÉT?

Bài từ 2011, đọc lại để tham khảo

Hỏi: Em thấy cứ nhắc đễn Mỹ là người ta nói chẳng ưa gì cả? Tại sao thế các bác?

Trả lời: Người ta ghét Mỹ vì rất nhiều nguyên nhân, trong đó có 4 nguyên nhân chính sau đây:

1) Mỹ hay áp đặt giá trị Mỹ cho các nước khác về nhân quyền, dân chủ và tự do. Mỹ thực hiện chúng bằng quân đội, kinh tế và truyền thông. Quân đội thì tấn công, ném bom. Kinh tế thì cấm vận hay dùng chiều bài của IMF. Truyền thông thì dùng cái mà chúng ta hay gọi là Hollywood...

2) Mỹ đã và đang gây ra nhiều tội ác như xâm lược các nước khác. Nó xâm lược 67 nước từ sau 1945 đến nay, và giết 10 triệu người...

3) Mỹ là nước vụ lợi nhất thế giới. WW1, Mỹ bán vũ khí cho 2 bên, và chỉ nhảy vào phe Allies khi thấy phe Central tơi tả rồi. WW2 cũng thế, Mỹ cũng trì hõan mở mặt trận phía Tây, để Xô - Đức chơi nhau 1 mình...

4) Mỹ là nước mạnh nhất thế giới nên nó không coi ai ra gì.

Đầu tiên người ta ghét vì nó mạnh nhất. Ganh tị là từ sự thua kém mà ra mà. Không được như Mỹ thì đạp đổ Mỹ. Thứ nữa là thái độ của Mỹ. Nó coi thường luật pháp thế giới, tấn công Iraq khi Liên Hiệp Quốc không đồng ý. Rồi tự tiện áp đặt thuế lên hàng hóa các nước khác nhập khẩu vào Mỹ, khi chính nó lại muốn các nước khác giảm thuế cho hàng của nó, ví dụ như cá ba sa của VN...


Noam Chomsky, học giả lừng danh của Mỹ, Giáo sư Viện Kỹ Thuật Massachusetts (M.I.T.) viết: “Nếu những luật của Nuremberg (tòa án xử tội phạm chiến tranh) được áp dụng thì sau mỗi cuộc chiến tranh, mọi tổng thống Hoa Kỳ đều đã phải bị treo cổ.” 

Harry Brown viết VÌ SAO HỌ GHÉT NƯỚC MỸ? – Tháng 5/2005

Kể từ Tổng thống thứ 25, William McKinley (1897-1901) cho đến nay, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thường coi mạng sống người dân nước khác rất nhẹ.

Một vài điểm chính:

McKinley đã phản bội ngưòi Phi-Luật-Tân, vốn là dân đã từng theo quân đội Mỹ đánh Tây-Ban-Nha năm 1898 – nhưng rồi ông quay trở lại chống họ rồi chiếm đóng Phi Luật Tân trong 47 năm trời.

Tổng thống Woodrow Wilson giúp hai nước Anh và Pháp vẽ lại biên giới theo cách làm cho các nước Âu châu đánh nhau và thù hận nhau hàng thế kỹ - và tiếp tục tạo chiến tranh cho đến gần đây nhất là các cuộc chiến ở Bosnia và Kosovo trong những năm 1990. Và ông Wilson hợp tác với Anh khi đế quốc này từ chối trao trả độc lập và tự do cho các dân Ả-rập để được Anh ủng hộ Đồng Minh trong Đệ Nhất Thế Chiến.

Còn nữa...

Trong những năm 1920 và 1930, các Tổng thống Mỹ thường chơi trò “ngoại giao bằng hăm dọa” các nước Nam Mỹ - xâm la(ng các nước như Nicaragua, Hondura - hoặc gửi lính đến Trung hoa, Thổ-Nhĩ-Kỳ.

Franklin Roosevelt – cùng có một “viễn kiến” như W. Wilson và cũng dốt không kém gì Wilson về lịch sử và ngoại giao – đã hy-sinh tự do và độc lập của dân Hung-Gia-Lợi, Tiệp Khắc, Lỗ Ma Ni, Ba Lan, Bulgaria, Nam Tư, Albania, Latvia, Lithuana, Estonia và Trung Hoa, để thỏa mãn tham vọng lãnh đạo thế giới tự do.

Harry Truman ủng hộ các nhà độc tài ở Á và Phi châu và gọi đó là “chủ nghĩa Truman.” Các dân tộc khác đã coi chủ nghĩa này là một chánh sách của Mỹ ủng hộ cho những thành phần bất hảo nhất trên thế giới – và Truman đã gửi quân Mỹ qua chết ở Triều Tiên để bảo vệ cho chế độ độc tài của Lý Thừa Vãn.

Và còn nữa...

Dwight Eisenhower tán thành cuộc đảo chính chế độ dân cử ở Iran và thay vào đó bằng một vua Shah rất đáng sợ, và Dwight Eisenhower tiếp tục “chủ nghĩa Truman” - ủng hộ các nhà độc tài ở Á châu, Nam Mỹ châu, đóng quân Mỹ tại 12 nước ngoại quốc, và nhắc nhỡ tất cả mọi người ở khắp thế giới biết là nước Mỹ đã trở thành một đế quốc.

John F. Kennedy xâm lăng Cuba, gửi quân giúp dẹp một cuộc nổi dậy dành tự do ở Congo, ủng hộ một nhà độc tài tàn ác ở Nam Việt Nam rồi ám sát ông ta, giúp đàn áp ở Lào và Cao Mên, và triển hạn các căn cứ quân sự Mỹ ở ngoại quốc.

Lyndon Johnson bóp méo sự thật để đẩy nước Mỹ vào một cuộc chiến tranh khủng khiếp ở Việt Nam - một cuộc chiến đã giết hàng triệu người Việt và vẫn để cho Việt Nam rơi vào tay Cộng sản.


Richard Nixon bí mật oanh tạc Cao Mên và rồi cả thế giới cũng biết được bí mật này - và Ngoại trưởng Henry Kissinger được nổi tiếng qua việc thực hành chủ thuyết “chính trị thực tiễn” (realpolitik), một chủ thuyết giúp ông ta dùng mạng sống con người như lá bài để đánh cuộc khi ông ta họp đối mặt với các nhà độc tài quốc tế.

Và còn nữa...

Gerald Ford và Jimmy Carter (theo hiểu biết của tôi) đã không xúi đẩy một cuộc xâm nhập đáng kể nào vào các nước khác, nhưng hai ông này vẫn hăng hái tiếp tục lấy tiền đóng thuế của dân Mỹ đem cho các nhà độc tài và tiếp tục đem quân Mỹ đến đóng tại hơn 100 nước trên toàn cầu.

Ronald Reagan đem quân Mỹ húc vào trong một cuộc nội chiến ở Lebanon, xâm la(ng Grenada, oanh tạc Lybia, can thiệp vào nội bộ của Trung Mỹ Châu, gắn hỏa tiễn Mỹ trên lục địa Âu châu (tạo nguy hiểm cho người dân Âu châu) và ủng hộ các nhà độc tài ở El Salvador, Guatemala và các nước Nam Mỹ khác.

George H. Bush xâmla(ng Panama và Iraq - rồi áp đặt hình phạt và không kích làm tử vong hàng vạn đàn ông, đàn bà, trẻ con vô tội.

Và còn nữa...

Bill Clinton tiếp tục hình phạt và không kích Iraq, gừi quân Mỹ đi can thiệp vào các cuộc nội chiến ở Bosnia và Kosovo, dùng quân đội Mỹ để áp đặt một nhà độc tài ở Haiti - đồng thời tiếp tục dùng tiền thuế của dân Mỹ để ủng hộ các nhà độc tài quốc tế và tiếp tục rải quân Mỹ ở khắp mặt địa cầu giống như lính của đế quốc La Mã ngày xưa vậy.

George W. Bush đã xâm la(ng Afghanistan và Iraq, giết hàng vạn người dân, hăm dọa Iran và Syria, lật đổ chínhquyền ở Haiti và thiếp lập ở đó một chế độ độc tài; ca ngợi và ủng hộ độc tài ở Pakistan, Uzbekistan, Turkmenistan, Nga và nhiều quốc gia khác; và đòi hỏi mọi người ủng hộ nước Mỹ nếu không muốn bị oanh tạc và xâm lăng - đồng thời tuyên bố ông ta muốn đem lại tự do và dânchủ (kiểu Mỹ) đến cho toàn thế giới.

Bây giờ thì chúng ta biết...

Vậy thì tại sao mà hàng tỉ người ở khắp thế giới lại ghét nước Mỹ đến như vậy?

Dĩ nhiên là vì tự do, thịnh vượng và dânchủ của chúng ta.

Làm sao tôi biết được? Tại vì George Bush đã nói với tôi như vậy.

Chứ có lý do nào khác mà người ngoại quốc phải oán giận nước Mỹ?

Nguồn và nguyên văn tiếng Anh: http://nhandanvietnam.org/view.php?storyid=470

Thớt của bác Khoằm

11 nhận xét:

  1. nước Mĩ tự do, nước Mĩ dân chủ , nhưng chỉ đi trà đạp các quốc gia khác bằng kinh tế, vũ lực, chủ nghĩa lợi nhuận trên hết , không có tí gì là nể vị , tôn trọng các quốc gia khác , đến cả nhân dân Mĩ còn bất mãn với chính phủ chứ chẳng cần nói đến các nước khác,đặc biệt là những nước đã va đang bị Mĩ tấn công

    Trả lờiXóa
  2. sự tráo trở, tàn ác, thủ đoạn thâm độc không có 1 chút gọi là nhân văn , thật sự nước mĩ luôn bị ghét trên các diễn đàn quốc tế. Có thế nước mĩ có sức mạnh về kinh tế, quân sự, nhưng chắc chắn sẽ không thể có sự tín nhiệm cao của bạn bè quốc tế trên các lĩnh vực ,

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh01:50 27/11/13

    Đúng ra quân sự là luôn có trì hoãn, trong chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ và Anh muốn tấn công lục địa châu Âu đâu phải dễ, nhất là năm 1942, Mỹ lúc đó còn đánh rất dở, đụng độ lực lượng nhỏ của Rommel ở châu Phi mà cũng còn thua xiểng liểng thì làm sao mà đòi đánh được thành trì đất Âu? Vấn đề đạo đường dây vận chuyển tiếp tế rất cần thiết. Chẳng hạn như năm 1944, lực lượng Xô Viết đã đánh đến ngưỡng cửa Warsaw mà đánh qua không nổi phải chờ đến 1945 mới vượt qua sông được, nên bị Anh tố là cố ý để cho Đức tiêu diệt kháng chiến Ba Lan thân Anh.

    Trả lờiXóa
  4. với tôi nghĩ thì mĩ ghét những nước này nước khác âu cũng là những nước này không theo sự sắp đặt của chính quyền mĩ, không theo ý kiến của nhà trắng. ví dụ như các nước liên minh với mĩ hiện nay, những nước được Mĩ ưu thi luôn được mĩ tạo mọi điều kiện tứ vốn vay đến khoa học kĩ thuật và được mĩ ưu tiến các chính sách cho sự phát triển kinh tế của chính nước họ. mĩ luôn tác động vào tất cả những nước đồng minh mình trong việc hoạch định chính sách của nước đó. mĩ cũng không ngừng gây hấn với các quốc gia không được mĩ ưu và mục đích đó là làm cho nước mĩ giữ vị trí độc tôn trên thế giới

    Trả lờiXóa
  5. mĩ đã và đang thể hiện mình là một nước lớn nên luôn có những hành động chèn ép thái quá với những nước khác, nhìn vào số liệu cuộc hiến mà người mĩ gây ra thì quá là khủng khiếp, số người chết trong các cuộc chiến đó cũng rất lớn, cái nhân đạo của mĩ nằm ở đâu không biêt nhưng nhìn vào thực tế trước mắt thì rõ ràng mĩ không có quyền áp đặt cái dân chủ nhân quyền lên nuows khác theo cái khuôn khô cảu nước mình vì rõ ràng các nước khác không đủ mạnh để có thể gây ra nhiều cuộc chiến và làm chết nhiều sinh mệnh như thế,

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh10:24 27/11/13

    Nuớc Mỹ không phải là thiên đường chỉ là đất nước mà theo tớ mỗi người đều có cơ hội, cơ hội lập nghiệp, cơ hội làm giàu, cớ hội được khám phá những điều mới mẻ, cơ hội được phát triển theo ý muốn...
    Tớ khâm phục nước Mỹ với những con người như: Bill Gates sắn sàng bỏ học tại ĐH Havard danh tiếng để làm giàu và trở thành người giàu nhất thế giới khi mới chỉ là U40, hay người sáng lập ra Facebook Mark Zuckerberg một trong những tỷ phú trẻ nhất thế giới...Chưa kể đến Rockefeller hay Henry Ford...Bọn họ đều lập nghiệp từ con số 0 hoặc gần như thế.
    Tớ cũng khâm phục Văn Hóa Mỹ ở 1 điều là họ đánh giá bạn vì chính bạn, chứ không giống như Châu Âu quan tâm đến gia thế, dòng dõi và Châu Á quan tâm đến bằng cấp, học vấn.

    Trả lờiXóa
  7. Chú Són nói mãi chị mới thấy một câu đúng! Đúng là nước Mỹ không phải là thiên đường, mà "thiên đường" mặt đất là từ chỉ dùng để gắn cho số ít các quốc gia có chế độ xã hội nhân văn và tươi đẹp còn sót lại trên địa cầu, trong đó có nước Việt Nam ta.

    Nếu Mỹ tạo cơ hội cho thiểu số những kẻ học hành dở dang khởi nghiệp từ con số 0 trở thành tỷ phú Đôla khi chưa tới 40 tuổi trong khi tuyệt đại bộ phận còn lại sống kiếp bị bóc lột lầm than, thì Việt Nam ta đã tạo cơ hội cho hàng chục triệu bần cố nông và các nhà đại vô sản mù chữ bị nô dịch trở thành tỷ phú tự do và con cháu họ ngay từ khi chào đời đã trở thành các đồng chủ nhân ông của đất nước.

    Thứ nữa là ở nước Nam ta, khi còn cách mạng đúng nghĩa thì chúng ta rất coi trọng dòng dõi, gia thế trong lý lịch chứ không phải thói sính bằng cấp, học vấn như trong thời kỳ phản cách mạng. Chả hạn nhà chị được hưởng ơn Đảng và Chính phủ như ngày nay là do có dòng dõi, gia thế 3 đời gần nhất trước cách mạng là bần cố nông vào vụ giáp hạt phải đào củ chuối, vớt ngó sen ăn cầm hơi, còn 3 đời kế sau theo cách mạng là gia đình công nhân, trí thức và bộ đội, công an.

    Những người tiêu biểu cho thế hệ và đất nước như chị thì không ghét cũng chả thích Mỹ. Chị và các đồng chí của chị chỉ ghét một số thế lực phản động và chính quyền Mỹ ở một thời điểm nào đó khi chúng đụng chạm tới quyền dân tộc tự quyết và lợi ích của nhân dân nước Việt ta. Còn với nhân dân lao động Mỹ đang sống cảnh lầm than dưới sự bóc lột của các chủ tư bản thì chị vô cùng yêu quý và khâm phục kèm theo thương cảm sức chịu đựng nô dịch của họ. Chị luôn sẵn sàng chìa tay và đoàn kết với họ nếu ngày nào đó họ thức tỉnh với một cuộc cách mạng vô sản thắng lợi. Nước Mỹ đã có đủ các tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến thẳng lên Chủ nghĩa Cộng sản nếu một khi cách mạng vô sản thành công.

    Còn có những kẻ khâm phục và quỵ gối trước giấc mơ Mỹ và văn hóa Mỹ thì còn có những Trần Khải Thanh Thủy. Vậy chú Són hãy sớm tỉnh ngộ!

    Trả lờiXóa
  8. Tóm lại là cũng chẳng cần đi Mỹ, nhất là đi với tư thế bức bách và cần thiết người ta quá như vậy. Nhiều khi ta không cần đi Mỹ để cầu cạnh, nhưng Mỹ sẽ tự tìm đến với ta. Chúng ta cũng có nhiều cái rất quan trọng mà Mỹ rất cần chứ. Mỹ cũng muốn trở lại với Việt Nam lắm chứ. Thế nhưng, như đã nói, sự khác biệt thể chế chính trị giữa hai nước là rào cản lớn nhất.

    Trả lờiXóa
  9. Chính sách của Mỹ là không thúc ép và không nặng lời mà chỉ nhẹ nhàng khéo léo nhắc nhở để bên đối diện không bị mất mặt khi phải thực hiện ý muốn của Hoa Kỳ, nhưng bên đối diện chưa hiểu ra lại nghĩ rằng Hoa Kỳ sợ không dám nêu ra, không dám thúc ép thành ra chẳng giải quyết được gì. Chúng ta cần phải mềm dẻo trong mối quan hệ, có đường lối chủ trương đúng đắn.

    Trả lờiXóa
  10. Nếu giải thích rạch ròi chi tiết nhân quyền là những nhu cầu gì mà chính quyền phải bảo đảm cho dân thì em không dám đâu. Nhưng nhiều người bảo rằng sau mấy chục năm sống ở những nước được ca ngợi là quản lý nhân quyền tốt,họ thấy tất cả mọi sự đều bình thường,cho đến khi quyền hạn rất nhỏ của họ bị thiệt thòi mà cũng không biết, nhưng vẫn được đầy tớ nhân dân phát hiện và tự giác giải quyết thoả đáng kèm theo lời xin lỗi, đến lúc ấy mới vỡ lẽ ...thì ra nhân quyền nó chi ly, minh bạch như thế.

    Trả lờiXóa
  11. Nhân quyền là lý tưởng chung của loài người. Nhân quyền cũng là chiêu bài cho một cường quốc ở đâu đấy chèn ép các nước độc tài. Nhân quyền cũng là chiêu bài cho băng đảng núp nách ngoại bang, đem ảo tưởng Mác Lê, vác búa liềm, vung cờ đỏ chống lại Tổ quốc và nhân dân Việt Nam. Sau chiêu lừa giải phóng thành công, băng đảng đã không phá đi những nhà tù, mà còn dựng thêm hàng ngàn trại tù ...cải tạo mới đủ sức chứa những người...chưa biến thành sỏi đá.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog