Chia sẻ

Tre Làng

NỀN VĂN MINH SẼ THẾ NÀO NẾU NHƯ SỰ THẬT BỊ BẺ CONG HOẶC PHỦ NHẬN?

Khoai@

Entry này viết về kẻ "vong nô": Nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Không khó để nhận ra một loạt các bài viết kỳ thị vùng miền theo chiều hướng tăng dần ở các cấp độ của Nhạc sĩ Tuấn Khanh. 



Đọc Blog Tuấn Khanh, ta sẽ nhận thấy ban đầu là vài bài viết về các khu công nghiệp khát nhân công nhưng vẫn treo biển “No. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa”. Tiếp đến là bài tường thuật về bạo loạn Bình Dương, trong đó ám chỉ rằng cuộc bạo động đó là do những người Nghệ An, Thanh Hóa tổ chức, giật dây, và rằng, bạo lực và cướp giật, đập phá, côn đồ đều do người Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh gây ra. Sau khi bị dư luận phản ứng, những tưởng anh ta đã nhận ra và hồi tâm chuyển ý. Nhưng không, sau một thời gian vắng lặng, Tuấn Khanh lại tiếp tục tung ra bài "Di chúc Bắc Kỳ tự do". Đây là bài viết chia rẽ vùng miền không còn chỉ là huyện, tỉnh mà mở rộng hơn là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Bài viết thể hiện lối tư duy của đám lưu manh hơn là của một nhạc sĩ, cho dù nó được ngụy trang khéo léo ở việc dùng ngôn từ để giải thích vì sao người dân miền bắc di cư vào Nam năm 1954. (Đọc bằng cách bấm vào đây)

Thực ra, đây là chủ đề không mới, báo chí, sách vở, và mạng mẽo đã mô tả khá đầy đủ với các góc nhìn khác nhau. Việc tranh luận, phản bác là không hề xấu, trái lại, nó làm rõ lịch sử, và suy cho cùng là nó làm rõ sự thật. Cũng giống như Tuấn Khanh có bài viết mới nhất có tên "Sự Thật" đăng ngày hôm qua trên blog của anh ta. Đó là sự thật nào, xin được bình ở entry sau.

Trở lại vấn đề chính là vì sao có cuộc di cư năm 1954, nhiều người đã phản ứng với lối viết của Tuấn Khanh. Họ cho rằng, Tuấn Khanh dường như đang thực hiện âm mưu chia để trị mà thực dân Pháp đã áp dụng ở Việt Nam từ lâu và đã thất bại. Việc làm của Tuấn Khanh là vô ích và là hành động phỉ báng vào tổ tiên, giống nòi của anh ta. Những vấn đề về lịch sử các cuộc di dân đã nói rõ sự thật này và không cần nhắc lại ở đây.

Trong bài viết, Tuấn Khanh nói: "60 năm của những người Bắc di cư vào Nam, cho tôi và thế hệ của mình được nhìn rõ họ hơn, nhắc tôi phải nói về một bản di chúc lớn, một bản di chúc vĩ đại mà hơn một triệu người từ bến tàu Hà Nội, Hải Phòng…mang đến cho cả đất nước. Bản di chúc cũng được lưu giữ trong mắt, trong lời nói của từng người Việt tha hương khắp thế giới: bản di chúc về tự do". Như vậy, Tuấn Khanh kết luận rằng, người miền Bắc di cư vào miền Nam là đi tìm tự do!

Ngay trên Wiki đã viết: Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp, tạm thời chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập trung quân sự tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tập trung ở miền Bắc và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1956. Điều 14 phần (d) của Hiệp định cho phép người dân ở mỗi phía di cư đến phía kia và yêu cầu phía quản lý tạo điều kiện cho họ di cư trong vòng 300 ngày sau thoả hiệp đình chiến (Điều 2), tức chấm dứt vào ngày 19 tháng 5, 1955. Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày. 


Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, chủ yếu là người Công giáo cho rằng họ đã sợ bị đàn áp tôn giáo, nhiều người di cư vì lý do kinh tế và chính trị: họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản không có cảm tình với chính phủ Cộng sản. 

Lý do thật sự được phản ánh trong chính sử nước nhà cũng như từ những quan chức Mỹ thì nguyên nhân là những người Công giáo Việt Nam đã bị chính quyền Pháp, Mỹ và thân Mỹ cưỡng bức, và "dụ dỗ di cư". 


Khẳng định là hoàn toàn phù hợp với các tài liệu của Mỹ về hoạt động của Edward Lansdale, chuyên gia tình báo Mỹ hoạt động tại miền Bắc Việt Nam trong thời gian này, với nhiệm vụ làm suy yếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi cách có thể. Theo đó, các linh mục miền Bắc giục giã giáo dân vào Nam với lời giảng rằng Đức Mẹ Đồng Trinh đã vào Nam nên họ phải đi theo.

Lansdale và nhóm của ông đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền miêu tả rằng các điều kiện sắp tới dưới chính quyền Việt Minh sẽ ác nghiệt hết mức có thể. Trước tiên là chiến dịch tung tin đồn: tung ra câu chuyện một tiểu đoàn Trung hoa tại Bắc Kỳ đã trả thù một làng Việt Nam, phụ nữ bị hãm hiếp... điều đó làm cho người Việt lo sợ về một cuộc chiếm đóng của quân Trung Quốc. Nhóm này còn phân tán các tờ truyền đơn được giả mạo là của chính phủ Việt Minh, tạo các tin đồn về những chính sách khắc nghiệt, thuê các thầy bói tiên đoán về các tai họa sắp tới. 

Bản tường trình mật của Lansdale về nhiệm vụ của ông đã ghi nhận số người đăng ký di cư vào Nam tăng lên gấp 3 lần sau khi một tờ truyền đơn giả mạo được phát tán. Bernard Fall, nhà sử học nhận xét: Mọi người phải công nhận rằng cuộc di cư hàng loạt như thế chủ yếu là kết quả một cuộc hành quân chiến tranh tâm lý của Mỹ (và của cả quân đội Pháp).

Ông Tuân Đặng Ngọc, một chuyên gia nghiên cứu về tôn giáo tại Hà Nội đã nhận định: Trong hơn 1 triệu người ào ạt di cư vào Nam lúc ấy, đa số là giáo dân (78%) cùng với một bộ phận quan trọng của hàng giáo phẩm (3 giám mục, 618 linh mục). Đến cuối năm 1955, ở lại miền bắc còn 40% giáo dân (456 720 người) và 37% giáo sĩ (375 người). Họ là những người nông dân chất phác, nghèo khó, đói rách ra đi trước hết là với hy vọng kiếm được miếng ăn theo lời tuyên truyền "muốn có gạo theo đạo mà ăn", “Chúa đã vào Nam”, mà bộ máy tâm lý chiến của Mỹ, Pháp và tay sai thực hiện. Một bộ phận trong họ ra đi là để trốn chạy sự nguyền rủa về quá khứ làm tay sai cho thực dân Pháp đô hộ, về lịch sử tiếp tay cho thực dân xâm lược nước ta. Đó là giải thích xác đáng. 


Nhà báo Lê Khiêm, trong bài "8-1954: Mỹ tổ chức cưỡng ép đồng bào miền Bắc di cư vào Nam" đã viết rằng, chính sách di cư của Mỹ - Diệm nhằm đạt tới mục đích chính trị, quân sự và kinh tế xã hội. 

Bằng cuộc di cư này, với những khẩu hiệu kiểu "đi tìm tự do" như Tuấn Khanh đọc được trong tấm hình chiếc tàu há mồm đưa người di cư vào Nam, Mỹ và tay sai cố tạo ra dư luận xấu về chế độ miền Bắc, ngăn chặn sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, đồng thời làm giảm ảnh hưởng của Việt Nam đối với phong trào giải phóng dân tộc ở các quốc gia láng giềng. 

Từ góc nhìn khác, với chiến dịch này, Mỹ đã rút được một số lượng trí thức, công nhân kĩ thuật vào Nam, tạo ra những khoảng trống về nhân sự kỹ thuật cao nhưng lại là một lợi thế lớn cho chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc cung cấp nhân công rẻ mạt cho các đồn điền cây công nghiệp. Chính Uỷ ban Trung ương di cư của Diệm ra lời kêu gọi: "Hỡi anh chị em Gia tô giáo, hàng trăm máy khổng lồ đang đợi chờ để chuyên chở miễn phí các anh chị em vào Sài Gòn, ở miền Nam. Ở đó, anh chị em sẽ được tặng ruộng đất phì nhiêu… Nếu ở lại miền Bắc, anh chị em sẽ gặp nạn đói và linh hồn sẽ sa hoả ngục", và "nông dân vào Nam sẽ có mỗi người 3 mẫu ruộng, 2 con trâu, nhà cửa sẵn". Về điểm này, Tuấn Khanh sẽ gọi là sự thật gì nếu không phải là dụ dỗ?

Để cưỡng bức được nhiều đồng bào di cư vào Nam, sau Hiệp định Giơnevơ, Pháp, Mỹ đóng cửa Ngân hàng Đông Dương, không cho rút tiền ra rồi sau đó chuyển tiền vào Nam, buộc những người gửi tiền phải vào Sài Gòn để lĩnh. Thủ đoạn này Tuấn Khanh gọi là sự thật gì nếu không phải là "Cưỡng Bức"?

Dưới góc độ chính trị, không khó nhận ra, việc lôi kéo, thậm chí cưỡng bức dưới mọi hình thức người dân di cư vào Nam, cộng với những người miền Nam "Tập kết" ra Bắc sẽ giúp cho việc "thăng bằng sự chênh lệch giữa dân số 2 miền". Điều này có nghĩa là "tăng thêm hi vọng của thắng lợi tổng tuyển cử đối với những lãnh tụ quốc gia, đồng thời tạo ra cơ sở xã hội vững chắc cho chế độ Diệm". Thực tế, người di cư là nguồn nhân lực quan trọng đáng kể để xây dựng ngụy quân, củng cố ngụy quyền. 

Nói thêm về lý do của những người công giáo, ông Tuân Đặng Ngọc cho rằng, "Họ ra đi vì mắc vào âm mưu tạo dựng một chính quyền lấy Công giáo làm Quốc giáo do Ngô Đình Diệm, kẻ chống cộng quyết liệt đứng đầu. Chúng không hề ngượng ngùng khi nói về một xã hội tự do nhưng được xây dựng trên nền tảng của Công giáo. Đảng “Cần lao nhân vị” của họ Ngô chỉ dành cho Công giáo và ai là đảng viên của nó mới có cơ hội thăng tiến. Trong quân đội thì có hệ thống "cha tuyên úy” lo việc đức tin. Xung quanh các thành phố, thị xã trung tâm chính trị là hệ thống vành đai dân cư tín đồ công giáo. Luật 10/59 là dành riêng cho việc "đào tận gốc, trốc tận rễ", tắm máu cộng sản. Họ ra đi vì hy vọng của đám chức sắc công giáo với tham vọng có thể lấy lực lượng giáo dân đông đảo, lấy hệ thống tổ chức công giáo làm xương cốt cho một thế lực chính trị chứ không phải vì đức tin". 

Ông Tuân cũng nói, trái với những gì người Mỹ, Pháp, và chính quyền Diệm tuyên truyền, chính quyền Việt Minh đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để níu kéo đồng bào mình ở lại. Hồ Chí Minh là người kiến trúc sư lớn của chính sách đoàn kết dân tộc đối với người Công giáo. Chính sách này đã mang lại kết quả ngay từ đầu tháng chín 1945, khi bốn vị giám mục Công giáo thừa nhận ông là chủ tịch chân chính của nước VNDCCH. Lên nắm chính quyền, Hồ Chí Minh không ngần ngại cử Nguyễn Mạnh Hà, người Công giáo, làm bộ trưởng Bộ kinh tế trong Chính phủ đoàn kết dân tộc đầu tiên. Trong phái đoàn Việt Nam sang thương lượng ở Fontainebleau, ông mời cả Nguyễn Đệ, người công giáo tham gia. 

Ngay tại lễ tấn phong giám mục Lê Hữu Từ và lễ thành lập Liên Đoàn Công Giáo (không nằm trong Việt Minh) tháng mười 1945 ở Phát Diệm, với sự hiện diện của những nhà lãnh đạo cấp cao Việt Minh như, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, đã chứng tỏ ý muốn thu hút thiểu số Công giáo. Nhân dịp này, Hồ Chí Minh còn mời tân giám mục Phát Diệm Lê Hữu Từ làm Cố vấn Tối cao của Chính phủ. Vậy người công giáo có bị đàn áp hay không, thưa ông nhạc sĩ Tuấn Khanh? 

Cũng ngay thời gian có chiến dịch di cư, Việt Minh đã ban hành những chỉ thị nghiêm ngặt, cấm đoán mọi hành động xúc phạm tôn giáo, nhất là việc phá huỷ nơi thờ cúng, người phạm tội có thể bị xử tử hình. (Chỉ thị cấm xung công nơi thờ cúng vì mục đích chiến tranh số 413/TS, 14/7/1947). Đây là một cố gắng thực sự nhằm hạn chế bất hoà đối với người Công giáo. Năm 1949, uỷ viên nội vụ Nam Bộ Ung Văn Khiêm đã chỉ thị nghiêm cấm "mọi hành động phẫn nộ hay khiêu khích đối với người Thiên chúa giáo". 

Có một điều mà người công giáo chắc chắn không thể quên, hàng năm, vào dịp Nô-en, bao giờ Hồ Chí Minh cũng gửi thư chúc mừng đồng bào Công giáo. Các báo cáo của bề trên dòng Thừa sai Paris (MEP), vốn chống đối Việt Minh, đều ghi nhận rằng, mặc dầu chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Việt Minh vẫn tôn trọng nhà cửa của giáo hội, khác hẳn Quân đội Viễn chinh Pháp không ngần ngại chiếm đóng hoặc phá huỷ cơ ngơi của các tôn giáo mà Chùa Báo Thiên, Chùa Lá Vàng (La Vang) là những ví dụ điển hình. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo cho đến nay vẫn được các thế hệ tiếp theo coi trọng.

Thật đáng tiếc, trong lúc hàng triệu tín đồ Công giáo khắp cả nước đang thực hiện đường hướng mục vụ của Hội đồng giám mục Việt Nam: "Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” thì đây đó vẫn có những kẻ lội ngược dòng như Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Lý, JB Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Tuấn Khanh. Họ chính là cái quái thai của xã hội văn minh.


Tuấn Khanh nói: "nền văn minh thật què quặt nếu thiếu đi sự thật". Nhưng nền văn minh sẽ như thế nào nếu như sự thật bị bẻ cong hoặc phủ nhận?


************************************


Nguồn Tham khảo:


1. Cuộc di cư Việt Nam (1954) - wiki

2. Nguyên nhân và hậu quả Hiệp định Geneva 1954
3. Sự kiện di cư 1954-1955 trong lịch sử Việt Nam và thế giới
4. 8/1945, Mỹ cưỡng ép đồng bào di cư vào Nam
5. Tuấn Khanh - Kẻ vong nô

25 nhận xét:

  1. Nặc danh16:06 10/5/15

    Ông PGS.TS Nguyễn Thành Lê, Khoa Sử, ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, thuộc ĐH Quốc Gia Hà Nội viết thế này. Cin đăng làm 2 còm:
    Từ tháng 9 năm 1954 đến tháng 7 năm 1955 là thời kỳ chuyển quân tập kết của 2 bên tham chiến ở theo qui định của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam. Trong khoảng 300 ngày đó, có sự kiện nổi bật diễn ra trong phạm vi cả nước là cuộc di dân, chuyển quân tập kết diễn ra sôi động, lôi kéo trên 1 triệu người lưu chuyển theo các hướng khác nhau.

    Cuộc di dân chưa đầy một năm kể nổ ra trong bối cảnh quốc tế và Ở Việt Nam có nhiều yếu tố mới và dưới tác động của các nhân tố đó tạo nên sự bùng nổ của cuộc di dân có một không hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam và cũng là một sự kiện hiếm có trong lịch sử thế giới hiện đại.

    Bài viết này muốn trao đổi về những lý do dẫn đến sự dịch chuyển dân cư ồ ạt kể trên và xem xét vị trí, ý nghĩa, vị thế của sự kiện này trong mối tương quan của lịch sử Việt Nam quốc tế.

    Cuộc di dân lịch sử

    Trong vòng 300 ngày chuyển quân tập kết, có khoảng 1.200.000 người di dân từ Bắc vào Nam và từ Nam ra Bắc. Trong đó luồng thứ nhất có khoảng trên 1 triệu người, bao gồm lực lượng thuộc các bộ phận trong bộ máy cai trị và chiến tranh, các nhà thầu kinh doanh… của Pháp ở miền Bắc và một số đồng bào theo đạo thiên chúa…Nói chung, trừ bộ phận quần chúng nhân dân, còn lại là các thế lực chủ chốt trong bộ máy thực dân và lực lượng quân đội Pháp đồn trú ở miền Bắc. Lực lượng rút vào nam từ các vị trí đóng trú ở vùng đô thị hoặc vùng nông thôn trù phú của các tỉnh thuộc miền Bắc. Lực lượng này vào Nam di cư theo mô hình gia đình và trong số họ có những người thuộc diện có máu mặt có chức sắc nhất định trong xã hội thuộc địa của Pháp.

    Ngược dòng di cư kể trên, có khoảng 150.000 người chuyển cư từ vùng phái Nam ra miền Bắc. Họ thuộc diện Quân-Dân-Chính-Đảng -từ gọi lúc đó, bao gồm cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, cán bộ chính quyền, Đảng các cấp và một số nhân sĩ trong mặt trận…Họ từng chiến đấu, công tác trong các chiến trường phía Nam, được lệnh rút quân ra Bắc. Họ ra đi từ các vùng sâu, vùng xa, vùng giải phóng. Đa số họ là những người độc thân, vô sản[i].

    Với cuộc di cư song song diễn ra 2 chiều như vậy, diễn ra trong khoảng 10 tháng trời, khi cuộc chiến ở Đông Dương vừa kết thúc, khi các chiến trường trên cả nước đang ngổn ngang, mà có khoảng 1/30 tổng dân số di chuyển trong thời gian ngắn như vậy là một sự kiện hiếm có trong lịch sử Việt Nam và thế giới[ii].

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh16:06 10/5/15

    Cuộc chuyển cư đặc biệt

    Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam thường gắn với tiến trình phát triển lịch sử đất nước hoặc mở mang khu vực kinh tế hoặc bờ cõi…Bởi do đặc điẻm lịch sử của mình, cho nên đến trước Cách mạng Tháng 8 (1945), các cuộc di dân của người Việt thường theo hướng nhất quán: từ Bắc vào Nam[iii].

    Lịch sử Việt Nam ghi nhận các cuộc di dân mang hướng Nam tiến diễn ra liên tục, diễn ra xuyên suốt gần 10 thế kỉ, bắt đầu từ triều Lý (Thế kỉ XXI) đến nửa đầu thế kỉ XX dưới thời thuộc Pháp.

    Từ địa bàn thuộc phía bắc, dần dần cư dân Việt xuống sống với cộng đồng khác ở vùng nay thuộc Quảng Bình, Quảng Trị (thế kỉ XX); Huế (thời Trần); Quảng Nam, Quãng ngãi, Tuy Hòa (thế kỉ XV); cuối XVIII đã xuống vùng Phan Rang; sang thế kỉ XVIII, XIX đã xuống tận vùng đất phương Nam.

    Sau đó từ khoảng 3 thế kỉ (từ XVII đến XIX) có các nhóm người khác nhau di cư vào lập nghiệp ơẻ vùng đất sau này gọi Nam Bộ. Họ gồm bộ phận khác nhau, trước hết là lớp hào lí, quan lại mộ dân từ các tỉnh phia bắc- nhất là vùng Thuận Quảng, đi chiêu mộ dân đinh đến khai thác vùng đất mới theo chỉ dụ của nhà Nguyễn. Bộ phận thứ hai gồm dân xiêu tán kiếm sống. Đó là các nông dân ở các vùng từ Quảng Bình trở vào rời quê hương bản quán vào vùng cực Nam kiếm sống. Họ đi tự phát và thường nương tựa vào nhau theo kiểu họ hàng lối xóm. Bộ phận thứ 3 thuộc tội phạm bị lưu đày, họ bị câu thúc đến vùng đất hoang sơ, bị cưỡng chế khai khẩn đất đai như một hình phạt của triều đình. Một bộ phạn cư dân khác cùng đồng hành đến vùng đất này là lực lượng lính tập. Họ đi theo quân ngũ vào đồn trú vùng biên thuỳ mà lúc đó gọi Trấn Biên- Phiên Trấn. Lực lượng này được tổ chức chặt chẽ và di chuyển có kế hoạch. Bộ phận cuối cùng là người Hoa ở Trung Quốc tiếp tục vượt biển vào vùng đất lập nghiệp ở đây.

    Di dân suốt gần chục thế kỉ- mà điển hình là cuộc di dân vào vùng đất cực Nam trong vòng 3 thế kỉ vừa kể trên, đã là một nội dung của lịch sử đất nước và mặt khác cũng là đặc điểm di dân Nam tiến trong ngót ngàn năm qua của lịch sử Việt Nam.

    Có nhiều lí do cụ thể để dòng người di cư từ Bắc vào Nam diễn ra suốt gần 1.000 năm trong lịch sử Đại Việt trước đó và Việt Nam sau này. Tuy nhiên, trừ nhóm người Hoa sang lánh trú, còn lại hầu hết người Việt khi di cư vào phía Nam đều có lí do chủ yếu từ nhu cầu kinh tế. Nhu cầu mở mang kinh tế có thể vì gia đình, có thể vì quyền lợi của cộng đồng, dân tộc.

    Dưới thời cai trị của thực dân Pháp, xu hướng di dân Bắc Nam càng được đẩy nhanh hơn và nó tỷ lệ thuận với 2 lần khai thác thuộc địa của người Pháp. Chính quyền thực dân Pháp đã huy động hàng chục vạn cu li người miền Bắc vào xây dựng hệ thống đường sá, đồn điền ở phía Nam. Một bộ phận khác không nhiều bị cưỡng bức làm cu li ở vùng cao- kiểu di dân theo hướng Đông – Bắc (từ đồng bằng lên miền núi). Di dân dưới thời kỳ diễn ra bởi kiểu bắt phu cưỡng chế phục vụ thực dân Pháp.

    Lịch sử dân tộc Việt Nam từ sau năm 1884 cũng ghi nhận những cuộc di dân của người Việt Nam ra hải ngoại. Trừ một bộ phận nhỏ đi du học hải ngoại, còn lại có 2 sự kiện, 2 luồng chính đó là sự kiện những người yêu nước theo phong trào cần vương bị thực dân Pháp khủng bố ác liệt phải vượt biên ra nước ngoài, chủ yếu sang Lào. Sự kiện thứ 2 là khi thực dân Pháp bắt hàng vạn lính thuộc địa xứ An Nam tham gia chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

    Sau năm 1975, có hai luồng di cư lớn lôi cuốn hàng triệu người. Một là những người di tản ra nước ngoài và 2 là những người di dân vào vùng Tây Nguyên lập nghiệp. Các cuộc di dân có hay không có tổ chức sau năm 1975 đã có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Tuy nhiên các sự kiện này không giống như cuộc di dân sau tháng 7-1954. Đây là sự kiện đặc biệt, cuộc di dân đặc biệt chưa từng có trong lịch sử Việt Nam: Tính đồng bộ, tổ chức, nhanh chóng và động cơ di dân của sự kiện này khác biệt với các cuộc di chuyển dân cư trong lịch sử Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh16:07 10/5/15

    Di dân gắn liền phân vùng địa chính trị

    Cuộc di dân nhanh chóng, ồ ạt ở Việt Nam vừa kể trên đã tạo ra khoảng cách chính trị cho 2 vùng miền. Đó là sự tợp hợp lực lượng từng đối đầu nhau trong 9 năm chiến đấu về phía 2 vùng địa lý. Lực lượng Việt Minh, kháng chiến ra Bắc, lực lượng của Pháp dồn vào Nam.

    Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã làm sụp đổ chế độ thực dân Pháp từng tồn tại gần một trăm năm ở Việt Nam. Chiến thắng đó tạo cho lực lượng kháng chiến trên phạm vi cả nước có ưu thế vượt trội so với lực lượng Pháp.

    Tuy nhiên, theo các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne- vơ, hầu hết các lực lượng vũ trang và cán bộ chủ chốt lực lượng kháng chiến ở miền Nam tập kết ra Bắc. Họ là lực lượng tiên phong, đi đầu, quyết định trong cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh của mọi vùng đất phương Nam. Dù cuộc kháng chiến ở đâu cũng do nhân dân quyết định, nhưng họ là linh hồn của cuộc đấu tranh sinh tử vói kẻ thù. Đặc biệt ở vùng đất phía Nam, xa Trung ương, thì vai trò của các cán bộ Quân-Dân-Chính-Đảng vô cùng quan trọng.

    Cùng với việc rút quân ra Bắc, lực lượng kháng chiến cũng bàn giao toàn bộ vùng giải phóng ở miền Nam cho đối phương kiểm soát. Vùng giải phóng ở miền Nam từng trải qua thời kỳ thăng trầm khác nhau, nhưng vào Đông Xuân 1953-1954 đã phát triển vượt bậc. Tại miền Trung, vùng giải phóng, tự do rộng lớn mênh mong. Người Pháp chỉ kiểm soát được vùng ven biển nhỏ hẹp từ bến phà Ròn đến Đà Nẵng. Tại vùng Nam Bộ, vùng giải phóng đã bao trùm khắp nơi và vùng đối phương kiểm soát bị thu hẹp tối đa.

    Chuyển quân tập kết, lực lượng việt Minh đã bàn giao toàn bộ vùng giải phóng cho đối phương kiểm soát. Đối kháng về địa chính trị từng có ở miền Nam không còn sau thời kỳ chuyển quân tập kết.

    Mặt khác, chính quyền kháng chiến các cấp ở miền Nam cũng giải thể sau tháng 7-1954. Chính quyền kháng chiến, chính quyền cách mạng của nhân dân ở miền Nam được xây dựng trong Cách mạng Tháng 8 (1945) và trưởng thành vượt bậc trong 9 năm kháng chiến. Thực hiện Hiệp định, nên Chính quyền nhân dân, thành quả của Cách mạng Tháng 8 (1945) và 9 năm kháng cũng phải giải thể.

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh16:07 10/5/15

    Tình hình cũng có phần giống như vậy nhưng theo chiều ngược lại. Lực lượng thuộc đội quân xâm lược của thực dân Pháp có đến hàng chục vạn quân cũng lần lượt rút khỏi miền Bắc. Hệ thống chính quyền của Pháp và các công sở, có sở sản xuất kinh doanh… của Pháp từng đóng trú ở vùng đồng bằng, đô thị cũng rút vào Nam, giao toàn bộ vùng bắc vĩ tuyến 17 cho chính phủ Việt Nam - Dân chủ - Cộng hòa kiểm soát. Toàn bộ hệ thống tề ngụy của Pháp ở miền Bắc không còn.

    Việc tiếp quản miền Bắc trong năm 1954-1955 đã xóa bỏ hoàn toàn vùng tạm chiếm trước đây và quá trình đó diễn ra theo chiều hướng giải kinh tế - xã hội thời thuộc Pháo trên phạm vi toàn miền Bắc.

    Như vậy, với việc 2 bên thực hiện chuyển quân tập kết đã mở ra vùng địa chính trị mới. Vùng địa chính trị này khác sự phân vùng thời kỳ 9 năm. Trong 9 năm chiến tranh (1945-1954) có vùng do Việt Minh kiểm soát và vùng còn lại do đối phương kiểm soát. Sự phân vùng này có ngay từ ngày đầu cuộc chiến và sự biến chuyển của nó tùy theo nhịp điệu cuộc chiến trên chiến trường. Xu hướng chung là vùng Việt Minh (còn gọi vùng Giải phóng) ngày càng mở rộng và vùng đối phương kiểm soát ngày càng thu hẹp. Tuy nhiên nói chung vùng Giải phóng thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa trung tâm đô thị. Vùng còn lại, gồm các trung tâm đô thị, huyết mạch giao thông do Pháp kiểm soát. Địa chính trị như vậy mở vùng theo kiểu hướng Đông và Tây (Đông vùng đồng bằng, trung châu đô thị; Tây vùng rừng núi thưa dân, hoang vu…).

    Vùng địa chính trị Nam – Bắc (Miền Bắc và miền Nam) hình thành sau tháng7 -1954 đã đặt ra tiền đề để chia cắt đất nước mà phía bên chiến tuyến không muốn thực hiện Hiệp thương tổng tuyển cử. Vùng địa chính trị với tầm vóc qui mô một quốc gia đã có liên đới đến cuộc di cư năm 1954-1955. Một đất nước thống nhất lại bị phân chia thành 2 cực sau 1954.

    Trong lịch sử Việt Nam, việc phân chia, cát cứ, đặc biệt phân chia Trịnh Nguyễn đã từng tồn tại trăm năm, tồn tại trong thế kỉ XVII và XVIII. Tuy nhiên sự chia cắt này không phải vì ý thức hệ xã hội như thời kỳ sau 1954, mà ở đây thực chất là chuyện vương triều, kiểu “vua Lê, phủ Chúa” hay là đất nước có một lúc 2 thế lực phong kiến đối kháng, phân quyền[iv].

    Tính chất sự phân chia đất nước ở Việt Nam từ sau 1954 khác các sự kiện phân ly từng tồn tại ở mấy thế kỉ trước. Sự phân chia này phản ánh kết quả cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của thời kỳ trước và từ đó nó khoảng cách chính trị (Political Gap) giữa 2 vùng càng sâu sắc. Sự phân chia đó mang tính thời đại: đấu tranh giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa và thế giới phương Tây.

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh16:07 10/5/15

    Di dân mở ra cuộc đụng đầu mới quyết liệt

    Việc chuyển quân tập kết nhằm giải quyết vấn đề xung đột vũ trang của 2 bên sau Điện Biên Phủ. Tình thế chiến trận cài răng lược giữa lực lượng Việt Minh và quân đội Pháp trong 9 năm kháng chiến từng tồn tại khắp 3 miền Trung – Nam – Bắc đã được giải quyết bằng việc chuyển quân tập kết kể trên.

    Từ các vùng tập kết tạm thời xa nhất ở Đồng Tháp Mười, Xuyên Mộc, Cà Mau đến vùng rừng núi Kon Tum, qua Bình Định, Quãng Ngãi, Bến Hãi, đã có khoảng 14 - 15 vạn người ra Bắc theo đường mòn trên dãy Trường Sơn, hoặc đi trên các tàu của Ba Lan, Liên Xô...

    Với việc di dân, chuyển vùng tập kết trong gần một năm trên đất nước Việt Nam đã xuất hiện khu vực địa chính trị mới: Phía bắc Bến Hải qui tụ những lực lượng ưu tú nhất của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc mà họ vừa góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội. Hơn 10 vạn cán bộ, chiến sỹ ra Bắc từng là lực lượng trụ cột cho cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Mặt khác lực lượng này cũng là thành tựu và kết quả của 9 năm trường chiến đấu của nhân dân miền Nam.

    Quá trình qui tụ những lực lượng kháng chiến trung kiên nhất của cả nước về miền Bắc và đồng thời gần như tất cả những lực lượng thù địch với công cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc của nhân dân ta đang trú đóng ở miền Bắc đi vào Nam, đã tạo nên một sức mạnh vượt trội mới cho lực lượng cách mạng, lực lượng kháng chiến cả nước tại miền Bắc.

    Do điều kiện cách mạng lúc đó, nên hầu hết lực lượng cách mạng miền Nam, đặc biệt lực lượng vũ trang, phải tự túc mọi mặt. Chi viện của Trung ương cho miền Nam, đặc biệt vùng cực Nam rất ít. Do đó nếu như ở chiến trường chính, lực lượng vũ trang cách mạng có điều kiện thành lập 5-6 đại đoàn chủ lực thì ở miền Nam chủ yếu cấp trung đoàn hoặc tiểu đoàn. Toàn bộ vùng miền Trung chỉ có đại đoàn 325 hoạt động.

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh16:07 10/5/15

    Việc rút hầu như toàn bộ cán bộ, chiến sỹ của lực lượng vũ trang cách mạng nói riêng và toàn thể cán bộ đảng viên chủ chốt từng hoạt động ở miền Nam trong thời kỳ tập kết đã để lại khoảng trống nhất định trong lực lượng đấu tranh của nhân dân miền Nam. Đồng bào, đồng chí ở lại miền Nam sau tháng 7-1954 đã không còn có đủ những ưu thế của mình vốn có khi đối mặt với kẻ thù như trong thời kỳ kháng chiến 9 năm. Nhìn trong phạm vi cục bộ, sức mạnh và lực lượng đấu tranh của nhân dân miền Nam sau sự kiện đó đã giảm rất nhiều.

    Mặt khác, cùng với việc giải thể chính quyền kháng chiến các cấp và bàn giao vùng giải phóng rộng lớn cho đối phương kiểm soát, vô tình đã tạo nên một thực tế là hình như cách mạng miền Nam đã đi từ có về không, từ mạnh sang yếu. Thực sự tương quan đấu tranh sau thời kỳ tập kết đã bất lợi cho nhân dân miền Nam.

    Trong khi đó, với việc qui tụ đạo quân từ miền Bắc về miền Nam, gom nhóm tất cả các thế lực thù địch với Việt Minh ở miền Bắc vào Nam, đối phương đã tạo một cục diện mới, có phần giống miền Bắc: là qui nhóm những bộ phận, lực lượng từng thân Pháp hay tham gia vào bộ máy của thực dân Pháp trong thời kỳ Pháp cai trị nước ta.

    Chính vì thế, cuộc đi dân nói chung và sự kiện tập kết nói riêng đã tạo nên một diện mạo chính trị mới ở Việt Nam: Hai thế lực đối lập có xu hướng tập hợp theo 2 cực qua đường giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 17. Với những đặc điểm qui tu lực lượng như vậy, cuộc đối đầu, đụng độ giữa 2 bên trong cuộc chiến đấu mới sẽ diễn ra vô vùng quyết liệt. Và thực tế cuộc xung đột khốc liệt đó kéo dài hơn 2 thập kỉ, ác liệt gấp bội phần cuộc kháng chiến lần thứ nhất.

    Trả lờiXóa
  7. Nặc danh16:08 10/5/15

    Bộ phận của chiến tranh lạnh

    Kết thúc Sau chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, người Pháp rút khỏi Việt Nam và thay chân Pháp, người Mỹ vào dựng lập Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi đó, nước Việt Nam - Dân chủ - Cộng hòa đã ra khỏi cuộc kháng chiến, bắt đầu thời kỳ mới: xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Nhìn góc độ khác của 2 thể chế mới lập, đó là hình ảnh thu nhỏ của thế giới, của chiến tranh lạnh.

    Việc di dân, tập kết lực lượng vào 2 phía nam bắc Vĩ tuyến 17 là sự kiện kết thúc cuộc chiến tranh 9 năm, nhưng mặt khác lại mở ra cuộc xung đột kéo dài 21 năm (1954-1975).

    Việc chuyển cư tập kết là điều kiện khách quan tạo nên khoảng cách chính trị 2 miền và nội dung của đó chuyển hóa nhanh chóng theo xu thế lịch sử lúc đó.

    Thoạt đầu, lực lượng đối lập 2 bên là Việt Minh với thực dân Pháp xâm lược. Việt Minh từng đồng nghĩa với độc lập dân tộc và đó là biểu tượng của phong trào kháng chiến chông Pháp (1945-1954). Việc di dân và sự can dự mới từ bên ngoài cùng với một số yếu tố khác đã đẩy lực lượng Việt Minh thành Việt Cộng. Cuộc chiến về ý thức hệ có ngay khi cuộc di cư ồ ạt diễn ra.

    Cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà diễn ra từ năm 1954 đến năm 1975 vừa mang tính nội chiến (thống nhất tổ quốc), nhưng mặt khác, nó còn là hình ảnh thu nhỏ của chiến tranh lạnh, của cuộc đấu tranh từng được gọi giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa Nước Nga Xô viết với Hoa Kì.

    Sự kiện chuyển cư 1954-1955 đã hàm chứa tất cả tính chất trên và nó góp phần đưa lịch sử Việt Nam thành một bộ phận quan trọng, nổi bật của lịch sử thế giới trong thập niên 1950-1970 của thế kỉ trước.


    [i] Có khoảng hơn 1 triệu người miền Bắc vào Nam, bao gồm lực lượng trong hệ thống chính quyền và quân sự của Pháp ở miền Bắc, hàng chục vạn giáo dân, một số nhà kinh doanh, một số công chức, kỹ sư bác sỹ… và ở miền Nam có khoảng 150.000 cán bộ, chiến sỹ và học sinh miền Nam ra Bắc. (Xem: Lịch sử Việt Nam 1954-1975, Nxb. Giáo dục, HN, 2010, tr. 6-7.)

    [ii] Đây là con số chúng tôi ước tính. Vì chưa có số liệu cụ thể dân số Việt Nam năm 1954. Chúng tôi tính theo số liệu dân số Việt Nam năm 1943 có khoảng 22.600.000 người (Theo Số liệu thống kê Việt Nam thế kỉ XX. Tập 1, Nxb. TCTK, HN, 2004, tr.37). Và số liệu dân số Việt Nam năm 1976 có khoảng 49.000.000người (Số liệu thống kê Việt Nam thế kỉ XX. Tập 2, Nxb. TCTK, HN, 2004, tr.42.)

    [iii] Còn hướng người di dân từ Tây sang Đông, và ngược lại từ Đông về Tây (từ vùng rừng núi về đồng bằng và từ miền xuôi về miền ngược) có xảy ra nhưng không đáng kể.


    iv] Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nxb. Giáo dục, HN, 2012, tr.137.

    Trả lờiXóa
  8. Về số người công-giáo di-cư từ Bắc vào Nam sau hiệp-định Genève

    Là dân Bắc di-cư vào Nam năm 1954 nhưng thuộc thành phần không theo thiên-chúa-giáo, hồi trẻ tôi vẫn thường lấy làm lạ tại sao sách báo nào cũng bảo phần lớn số người Bắc di-cư là dân công-giáo trong khi trong đám bà con xa gần của tôi vào Nam chẳng mấy ai đi đạo. Tôi đâm để ý đến tín ngưỡng của các người di-cư được biết đến, nhưng rồi cũng chỉ thấy một thiểu số trong họ theo đạo. Tôi không hiểu sự khác biệt giữa kết quả nhận xét của tôi và khẳng định chung có nguyên do nơi thế giới chủ quan của tôi, ở sự phần lớn người tị-nạn là nông dân tôi không được gặp, hay có một giải thích nào khác ? Thắc mắc rồi tôi bỏ qua, cho tới gần đây, nhân có việc phải đọc lại sách liên quan tới thời hiệp-định Genève, tôi có dịp tìm hiểu thêm vấn đề.
    Khi hiệp-định Genève được ký kết ngày 20-7-1954, không ai nghĩ rằng sẽ có khoảng 1 triệu người bỏ Bắc Việt di-cư vào Nam lập lại cuộc đời vì không muốn sống dưới chế độ cộng-sản. Con số chính thức về tổng số người Bắc di-cư cho tới ngày 20/7/1955 theo báo cáo của Ủy-ban kiểm-soát quốc-tế dựa trên lời khai của chính phủ hai bên là : 888 124 (số của Nam Việt) hay 892 876 (số của BắcViệt), so với số 4269 người bỏ Nam ra Bắc (xem Ramesh Thakur, Peacemaking in Vietnam. Edmonton, The university of Alberta press, 1984, tr.131). Nhưng con số trên không kể đến binh lính, những người di chuyển bằng đường lối riêng không qua các cơ quan Pháp-Mỹ và những người trốn sau 20/7/1955. Nhiều tác giả, dựa theo sự ước tính của chính họ hay do nguồn tài liệu nào khác, cho rằng tổng số dân di cư phải nhiều hơn một triệu.
    Xét xem những người di cư ấy là ai thì quan điểm được hầu hết các tác giả chấp nhận là đại đa số đám họ là dân công giáo. Có tác giả như Jean Marvier trong "Les combattants de Dieu" (trong Historia, Notre guerre d'Indochine 2, hs 25, tr. 166) nổi hứng biến cả số triệu dân di-cư thành dân công-giáo : "Có một triệu người di-cư vào Nam, sau hiệp-định Genève. Một triệu những người công-giáo Bắc-Kỳ lạ lùng ...". Vì phải kể đến nhiều gia đình công chức, sĩ quan không theo đạo, tỉ suất 100 % dân di-cư là người công-giáo bị hạ xuống. Có tác giả đưa ra tỉ suất 85 % (Chester Cooper . The lost crusade, America in Vietnam. New-York, Dodd, Mead &Cy, 1970, tr.129-130) , chắc hẳn dựa vào thống kê của Giám-đốc Ủy-ban tị-nạn Sài-Gòn cho rằng có 794 876 dân công-giáo trên tổng số 928 152 dân di-cư (xem : Piero Ghedo. Catholiques et bouddhistes au Vietnam. Paris, Alsatia diffusion, 1970, tr. 99). Nếu theo thống kê của Cơ-quan công-giáo quốc-tế thì có 676 384 giáo-dân trên tổng-số 860 206 người di-cư, tức có 78 % giáo dân. (xem : Piero Ghedo, sách đã dẫn). Song tỉ suất 65 % tương đương với khoảng 650 000 giáo-dân trên 1 triệu người di-cư được chấp nhận nhiều nhất, Ðặc biệt bởi các tác giả có tên tuổi như J. Buttinger (Vietnam, a dragon embattled. London, Pall Mall press, 1967, T. 2, tr. 1116-1117) hay Bernard Fall (Les deux Vietnam. Paris, Payot, 1967, tr. 181-182).

    Trả lờiXóa
  9. Tuy giữa các nguồn tài liệu có chênh lệch tới hàng 100 000 người, không thấy ai đặt nghi vấn, hỏi làm cách nào các cơ quan kê được tín ngưỡng của tổng số người tị-nạn, khi biết rằng, lúc đổ xô lên tàu, dân chúng không phải khai báo gì, và lúc bước xuống tàu cũng chẳng ai bị chặn hỏi về lý lịch và tín ngưỡng. Ðâm ra, trong suốt thời gian qua, số người di-cư không theo đạo bị gôm vào một thiểu số không đáng để ý đến, chỉ có sự tranh luận về lý do tại sao người công-giáo ra đi. Có tác giả như linh-mục Piero Ghedo (sách đã dẫn), thuộc Viện giáo-sứ nước ngoài thuộc giáo-hoàng, bảo rằng họ sợ sự đàn áp tôn giáo của cộng-sản, muốn được tiếp tục sống theo đức tin. Có tác giả khác cho rằng tại họ bị CIA (do đại-tá Lansdale chỉ huy ở Việt Nam) và chính phủ Diệm tuyên truyền. Ví như Bernard Fall (tr. nói trên) bắt “ai cũng phải công nhận rằng sự ra đi đông đảo kia chủ yếu là kết quả của một công tác chién tranh tâm lý Hoa Kỳ" qua các khẩu hiệu và truyền đơn hướng về người công-giáo hô rằng "Ðức Ki-tô đã vào trong Nam" hay "Ðức Mẹ đã rời miền Bắc"”.
    Có điều, trong sách của Piero Ghedo, trang 129 chép lại bảng thống kê tình trạng cộng đồng công-giáo tại Bắc-Việt do Giáo-hội công-giáo Việt-Nam công bố năm 1964. Bảng này ghi rất cẩn thận số giáo-dân và dân số từng địa phận và cho biết năm đó ở ngoài Bắc có 833 468 người theo công-giáo trên một tổng dân số 14 665 891 người. Tài liệu này của Giáo-hội Bắc-Việt, bị Piero Ghedo coi là "không chắc-chắn" được Tran Tam Tinh, một linh-mục thiên-cộng dạy học tại Gia-Nã-Ðại, khai thác và dùng để tính toán và lý luận rằng sau 1954 số dân công-giáo ở Bắc lên tới 1 390 000 người, có 543 500 người vào Nam, nên sau đó chỉ còn 846 500 người .
    Thêm vào, trong trang 193 và 195, Piero Ghedo còn cho biết, theo thống kê chính thức của Giáo-hội công-giáo Việt-Nam, năm 1957 trong Nam có 1 230 755 giáo-dân, năm 1963 có 1 454 842 người, và năm 1967 tới 2,1 triệu người. Nhưng vì con số giáo dân trong Nam năm 1967 quá lớn, không phù hợp với một sự gia tăng bình thường, tác giả nghi ngờ có sự lầm lẫn nhưng chỉ qui nó cho năm 1963 mà không đặt vấn đề cho toàn thể các số thống kê. Ông thật ra có công nhận các con số do Nhà Thờ đưa ra thường "đại khái và không chắc-chắn", nhưng với ngụ ý rằng những con số ấy bị giảm bớt bởi Giáo-hội sợ các "phản-ứng ghen-tuông" giấu kín số người cải đạo (!). Ngoài ra, Scigliano trong South Vietnam nation under stress (Boston, Houghton Mifflin cy, 1964, tr. 53) cho hay rằng năm 1960, các nhà thẩm quyền công-giáo ước tính có 793 000 dân công-giáo ngoài Bắc và 1 014 000 trong Nam trên tổng số 1 807 784 người trên toàn cõi Việt Nam. Cũng là ước tính của giáo-hội công-giáo miền Nam, nhưng lạ là con số 1 014 000 cho năm 1960 này nghịch (vì thấp hơn) với con số 1 230 755 cho năm 1957! Không kể theo con số do Scigliano viện dẫn, so với dân số Việt Nam năm 1960 (khoảng 28,5 triệu), tỉ lệ dân công-giáo chưa tới 6,5 %.
    Mang đối chiếu tất cả các con số lại với nhau, tôi không khỏi thấy đầy điều mâu thuẫn. Trước 1964, có một cuộc thống kê khác của giáo-hội vào năm 1941, trên nguyên tắc dựa vào số người rửa tội, cho thấy năm ấy trên toàn cõi Việt Nam có 1 638 000 người công-giáo (Piero Ghedo, tr.38). Không rõ số giáo-dân được phân bố ra sao trong các địa phận, chỉ thấy nhiều sách cho rằng vào thời đó, dân số Việt Nam lên tới khoảng 20 triệu, tỉ lệ người công-giáo trong nước như vậy tương đương với 8 %. Các tác giả nói về số người công giáo tại Việt Nam đầu 1954 đều giữ con số khoảng 1 600 000, có nghĩa là họ không tính đến sự gia tăng giáo-dân trong hơn 10 năm. Nhưng vào năm 1954, dân số Việt Nam được ước lượng có khoảng 26 triệu người (14 ở Bắc, 12 trong Nam), nếu tỉ lệ 8 % không di dịch, số giáo-dân phải tăng thêm 480 000 người và cả thẩy là hơn 2 triệu người, một con số cao hơn tới 200 000 so với con số chính thức của các cơ quan công-giáo cho 6 năm sau !

    Trả lờiXóa
  10. Theo nhiều tác giả thì đầu 1954 trong Nam có khoảng 700 000 người theo công-giáo và như vậy ngoài Bắc có khoảng từ (1 600 000 - 700 000 =) 900 000 người. Cho là họ nói đúng, nếu như trung bình (giữa hai con số chính thức nêu ở trên) 700 000 người trên 900 000 giáo-dân Bắc-Kỳ đó di-cư vào Nam thì chỉ còn lại ở ngoài Bắc độ 200 000 người. Tính rằng từ 1954 đến 1964 dân số Bắc Việt tăng thêm chưa tới 2 triệu (theo Larousse universel, 1964), với tỉ lệ (có thể thực) 8 %, số dân công-giáo ngoài Bắc tất tăng thêm quá lắm 160 000 người, và tổng cộng năm 1964 phải là 360 000 nhiều nhất. Thế nhưng tài liệu chính thức của giáo-hội lại bảo năm đó ở ngoài Bắc có khoảng 800 000 người công-giáo ! Ngoài ra, vì cho rằng trong Nam có sẵn 700 000 giáo-dân, nhiều tác giả nói rằng sau đấy số người công-giáo tăng gấp hai, lên tới 1400 000 do cộng thêm 700 000 người di-cư. Nhưng cũng theo sự ước lượng của giáo-hội công-giáo (sách dẫn ở trên), tới năm 1960 trong Nam chỉ có khoảng từ 1 triệu đến 1,2 triệu giáo-dân.
    Nhưng nếu công nhận tỉ số trung bình dân công giáo 8 % là đúng, đáng lẽ ra đầu năm 1954 với 14 triệu dân ngoài Bắc phải có khoảng 1 120 000 giáo-dân và trong Nam khoảng 960 000 trên một dân số 12 triệu người, và tổng cộng trên toàn quốc có hơn 2 triệu người (một con số phù hợp với ước tính dựa theo thống kê năm 1941 ở trên) Với giả thuyết này thì nếu 700 000 giáo-dân di-cư vào Nam, cuối 1955 ở Bắc chỉ còn khoảng 380 000 người công-giáo, và trong Nam đâm có 1 660 000 người. Tính rằng ở ngoài Bắc lẫn trong Nam, từ 1955 đến 1964 dân số gia tăng trên (trong Nam) dưới (ngoài Bắc) 2 triệu tức thêm khoảng 160 000 giáo-dân, vào năm 1960-1964 số dân công-giáo phải là (380 000 + 160 000 =) 540 000 ở Bắc và (1 660 000 + 160 000 =) 1 820 000 trong Nam. Nhưng hai con số này xê xích với các con số chính thức của Giáo-hội công-giáo năm 1957 và 1960-64 tới 300 000 - 400 000 !
    Tran Tam Tinh không nói về số dân công-giáo trong Nam, nhưng với con số 1 390 000 ở Bắc đầu 1954 do tác giả này đưa ra, nếu giữ con số 1 700 000 cho toàn quốc thì trong Nam chỉ có 379 000 giáo dân, tức chưa bằng 1/3 số giáo dân ngoài Bắc, nhung nếu chấp nhận tổng số hơn 2 triệu giáo-dân thì trong Nam có khoảng 700 000 người như các tác giả ước đoán. Tran Tam Tinh còn bảo chỉ có 543 500 người vào Nam, số người đó cộng với 379 000 thành 922 500, một con số tạm hợp với ước tính 1 014 000 cho trong Nam 6 năm sau do Scigliano ghi lại, nhưng đem cộng với 700 000 thành 1243 500 thì nghịch với Scigliano nhưng xít xoát với con số chính thức 1 230 755 cho năm 1957 của Piero Ghedo.
    Ở trên, con số 700 000 (theo phần lớn các tác giả) và 543 500 (theo Tran Tam Tinh) giáo dân di-cư được giữ làm căn bản để đối chiếu với các con số chính thức khác về dân số Việt Nam và thành phần công-giáo. Nếu lấy những con số chính thức này làm tiêu chuẩn để tính ngược lại số giáo dân di cư, thì thấy gì ?

    Trả lờiXóa
  11. Theo bảng kê khai tình trạng Giáo-hội miền Bắc năm 1964, được lập theo lệnh của Tòa thánh, dựa trên số các giáo dân từng địa phận, có khoảng 833 468 người công-giáo ở ngoài Bắc năm 1964. Nếu trừ đi con số tăng trưởng là 160 000 trong 10 năm như tính trên, sẽ thấy năm 1955, sau vụ di-cư, ngoài Bắc còn khoảng 650 000 giáo-dân. Giả định tổng số giáo dân ngoài Bắc đầu 1954 là 900 000 người như phỏng ước theo các tác giả, số dân công-giáo di-cư tất phải là (900 000 - 650 000 =) 250 000 người . Nếu coi con số 1 120 000 cho tổng số giáo-dân ngoài Bắc do tính theo tỉ lệ 8 % như ở trên hợp lý hơn, thì con số giáo-dân di-cư sẽ tăng lên thành 470 000.
    Nhưng vẫn theo Giáo-hội công-giáo thì trong Nam năm 1957 có 1 230 755 giáo-dân, tức cuối 1955 có khoảng 1 198 755 người sau khi trừ đi (160 000 x 2/10 =) 32 000 người do dân số gia tăng trong 2 năm. Giả như trong Nam trước 1954 có 700 000 người công-giáo theo các tác giả, số dân di-cư từ Bắc vào Nam là 498 755. Nhưng nếu coi con số 960 000 do tính theo tỉ lệ 8 % như ở trên hợp lý hơn, thì con số giáo dân di-cư chỉ còn là 238 755.
    Trong trường hợp tỉ lệ bình thường của số dân công-giáo chưa chắc là 8 % mà thấp hơn, khoảng 6-7 % như những con số chính thức năm 1960 cho thấy, số giáo-dân di-cư tính ra có thể còn ít hơn nữa.
    Tóm lại, các con số do các tác giả đưa ra từ những nguồn khác nhau không ăn khớp nhau, chênh lệch với nhau từ 200 000 đến 500 000 (!). Suy theo trên, số 700 000 dân công-giáo di-cư do các tác giả đưa ra là một số quá khích không dựa vào những số chính thức về tổng giáo-dân. Tính ra, số dân công-giáo di-cư khó lòng quá 500 000 (số được Tran Tam Tinh chấp nhận), và có thể chỉ độ hơn 200 000 (theo những con tính trên), tức chỉ tương đương với từ 25 % đến 50 % tổng số dân di-cư thay vì 65 % như tối thiểu được ghi trong các sách. Nếu như thực ra quân bình chỉ có khoảng 350 000 người công-giáo trên 1 triệu người di-cư vào Nam, tại sao các sách báo lại thổi phồng nó lên tới gấp hai ? Theo tôi, vì lẽ sự thể đại đa số người di-cư là giáo-dân phù hợp với thành kiến và quyền lợi của các thành phần liên quan đến vấn đề.
    - Ðương sự và nhân chứng : Tác giả Việt Nam nói về dân di-cư như Ðinh Xuân Cầu (Bên kia Bến Hải. Sàigòn, Quốc gia văn đoàn, 1955) không nhắc tới tôn giáo của họ. Còn các ký giả và viên chức nước ngoài đến Hải Phòng quan sát làn sóng di-cư làm sao họ không khỏi nghĩ rằng đó là người nhà đạo cả khi thấy có cha xứ dẫn đầu và cờ thánh chăng đầy ? Người nước ngoài lại rất nhạy cảm về vấn đề tôn giáo nên hễ nhận ra nó rồi họ khó nhìn thấy khác. Trong thực tế, đang chạy loạn, nếu gặp dân làng đạo, nhất là thuộc địa-phận Bùi Chu - Phát Diệm, thường có tiếng là dữ và được Tây mở đường cho đi (hành-quân Auvergne), các người ngoại đạo sẵn sàng sáp nhập với giáo-dân để được bảo vệ lây. Chính tôi có một số bà con làm như thế. Vào trong Nam, các cha xứ thường khai quá số giáo-dân để lĩnh nhiều trợ-cấp hơn. Ðược thông báo về sự đày đọa của dân công-giáo di-cư, các cơ quan từ thiện của giáo-hội công-giáo quốc-tế ùa sang Việt Nam cứu trợ đồng đạo, khiến dân di-cư không theo đạo, như một nhóm người Tàu Móng Cái mà tôi biết, không ngại theo sát dân công-giáo để được giúp đỡ dễ dàng hơn.

    Trả lờiXóa
  12. - Giáo-hội công-giáo : Giải thích của Piero Ghedo về sự thiếu hợp lý của các con số về dân công-giáo Việt Nam do Giáo-hội công-giáo đưa ra, theo đó Giáo-hội nhiều khi phải giảm bớt con số vì sợ bị thiên hạ ghen-ghét, vừa gượng gạo vừa trái lẽ thường. Ðể phô trương thanh thế, các đạo giáo có khuynh hướng thêm thắt nhiều hơn là giảm bớt số con chiên. Vì thiếu thống kê chính xác, các con số của họ thường là ước lượng chủ quan nên có khi nghịch nhau. Ngoài ra, nếu người công-giáo không những đông lại gồm đại đa số dân di-cư, Giáo-hội công-giáo có thể tự hào đối với quốc tế và chính phủ Nam Việt Nam về tinh thần chuộng tự-do của tín đồ, làm quên đi chính sách thỏa-hiệp với Việt Minh tới phút cuối của các tổng giám mục, kể cả hai vị cai-quản địa-phận Bùi Chu và Phát Diệm (Lê Hữu Từ và Phạm Ngọc Chi) cầm đầu đám dân ra đi.
    - Hai chính quyền Bắc Nam : Thủ-tướng rồi tổng-thống Ngô Ðình Diệm là người công-giáo sùng đạo, muốn suy tôn đạo của mình trong một nước thờ thần thờ Phật, tất cần dựa hay khoe là dựa trên một lực lượng công-giáo mạnh. Số người công-giáo di-cư càng lón càng hợp ý ông. Về phần cộng-sản, tuy không muốn mang tiếng là kẻ đàn-áp tôn giáo đối với quốc tế, chính phủ Việt Minh đỡ mất mặt hơn nếu gắn được đạo công-giáo cho dân di-cư. Họ có thể chấp nhận bị ghét bỏ bởi những người theo một tôn giáo do ngoại nhân lãnh đạo, và bởi một thiểu số tư sản, nhưng nếu đại đa số dân di-cư ngược lại là thường dân, họ không thể chối sự chống đối cộng-sản không chỉ hạn chế ở vài phần tử theo Tây, mà xuất phát từ đại quần chúng. Cần nhớ rằng Việt Minh phát khởi phong trào cải-cách điền địa kiểu Mao từ 1953 và vào cuối 1954 không một ai ở Bắc không được ít nhiều nghe kháo về các vụ tố-khổ vô nhân đạo và không rùng mình trước cuộc đấu-tranh giai-cấp đẫm máu do Ðảng huy động. Nếu cộng-sản tôn trọng hiệp-định Genève, để dân chúng tự do chọn lựa vùng cư trú, không ngăn-chặn sự đi lại của dân tại các khu đã chiếm đóng thì con số người ra đi còn đông hơn nữa.
    Qua một sự kiện nhỏ con gần đây thôi, chúng ta thấy không có gì đảm bảo cho tính xác đáng của một con số, nếu không có kiểm chứng, mặc dầu có sự nhất trí của các giới về nó. Nhận định về hiện tại đã khó, biết rõ về quá khứ còn gay hơn nữa. Muốn tiến tới, không phải lập lại những việc đã được làm, bắt buộc phải tin vào khẳng định của những người trong cuộc hoặc đi trước. Song một sự kiện có thắng nổi cuộc đối chứng mới đáng được chấp nhận hoàn toàn. Nếu không, nghi vấn phải tồn tại, đợi ngày phát hiện ra chứng cứ giải tỏa vấn đề. Lòng tin cần thiết cho việc truyền đạt sự hiểu biết, nhưng không thể im đi óc phê phán.
    Paris, 8/6/2002
    http://dangphuongnghi.free.fr/ve_so_nguoi_Cong_giao_di_cu_tu_bac_vao_nam_sau_hiep_dinh_Geneve.htm

    Trả lờiXóa
  13. Đất nước ta muốn phát triển vững mạnh thì sự đoàn kết dân tộc, vùng miền, tôn giáo sẽ là sức mạnh lớn lao, có tác động to lớn. Thế nhưng có những con sâu mọt vẫn hàng ngày dùng lời nói ngu dốt của mình để khoét sâu vào sự khác biệt dân tộc, vùng miền để gây chia rẽ trong cộng đồng người Việt. Nhạc sĩ Tuấn Khanh là một kẻ như thế, một kẻ đáng bị xã hội lên án.

    Trả lờiXóa
  14. Loài chó lợn chấp làm gì.

    Trả lờiXóa
  15. Chính xác, chính xác và chính xác : Tuấn khanh là một tên vong nô với một cái óc đầu bò, ngu xuẩn.

    Trả lờiXóa
  16. Chính xác, chính xác và chính xác : Tuấn khanh là một tên vong nô với một cái óc đầu bò, ngu xuẩn.

    Trả lờiXóa
  17. Chính xác, chính xác và chính xác : Tuấn khanh là một tên vong nô với một cái óc đầu bò, ngu xuẩn.

    Trả lờiXóa
  18. Tuấn Khanh là thằng vô lại!

    Trả lờiXóa
  19. Cuộc di cư ồ ạt của những người Công giáo từ Bắc vào Nam năm 1954 là một cuộc di cư đặc biệt. Họ là những người nông dân chất phác, nghèo khó, đói rách ra đi trước hết là với hy vọng kiếm được miếng ăn theo lời tuyên truyền "muốn có gạo theo đạo mà ăn", “Chúa đã vào Nam”, mà bộ máy tâm lý chiến của Mỹ, Pháp và tay sai thực hiện. Tuấn Khanh không hiểu điều này hay sao mà lại có thể bẻ cong lịch sử như vậy?

    Trả lờiXóa
  20. Được biết, Tuấn Khanh là nhạc sĩ, là phóng viên báo Thanh Niên, Tuổi trẻ và Lao Động; giám khảo cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn, và là commander của Trò Chơi Âm Nhạc. Thế nhưng những phát biểu của ông về lịch sử thể hiện sự mông muội của ông. Hay đó chỉ là sự cố tình để che giấu một mục đích nào khác chăng.

    Trả lờiXóa
  21. Ghét nhất những kẻ kì thị vùng miền, kì thị dân tộc. Vùng miền nào, dân tộc nào cũng có người thế nọ, thế kia. Cùng là dân tộc Việt Nam, sao chúng ta không đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau mà lại kì thì vùng miền như thế? Là người của công chúng mà ông ta có tư tưởng này thì càng không thể chấp nhận được.

    Trả lờiXóa
  22. Các bài viết của Tuấn Khanh mà tôi đã đọc qua trên blog của ông ta cho thấy một lối tư duy kiểu lưu manh hơn là của một nhạc sĩ chân chính. Các chủ đề mà Tuấn Khanh đưa ra không hề mới. Những chủ đề đó được đủ các báo chí, mạng mẽo phân tích đầy đủ. Tất nhiên việc tranh luận, đưa ra quan điểm của mình là không sai, nhưng việc lợi dụng nó để đả phá, phê phán, lật đổ chế độ

    Trả lờiXóa
  23. Dạ vầng, nếu như theo ông Tuấn Khanh Tuấn Khanh nói: "nền văn minh thật què quặt nếu thiếu đi sự thật". Nhưng nền văn minh của chúng ta chắc là sẽ cụt, hay là tàn phế đến như thế nào nếu như sự thật được nhạc sĩ bẻ cong hoặc phủ nhận?

    Trả lờiXóa
  24. Mình dị ứng nhất với mấy thằng đã ngu còn tỏ vẻ nguy hiểm. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe, cứ hay chém gió vớ vẩn, nói năng linh tinh, cứ tưởng mình hơn người nhưng xin lỗi tầm hiểu biết lịch sử và suy nghĩ về chính trị còn kém cả học sinh lớp 6. Xấu hổ!

    Trả lờiXóa
  25. Là một kẻ kì thị vùng miền thì mãi chả bao giờ có thể khá được. Là nhạc sĩ mà ông Tuấn Khanh ăn nói thế này thì cahr xứng đáng là nhạc sĩ nữa.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog