Chia sẻ

Tre Làng

Nhóm facebooker Việt - Đức gửi thư cho nghị sỹ Đức M. Patzelt về vụ án Ba Sàm.


Ông M.Patzelt bên ngoài phiên tòa xét xử Nguyễn Hữu Vinh

Chứng kiến hành động của nghị sỹ Quốc hội Đức M.Patzelt gây phức tạp về an ninh trật tự trước phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và đồng bọn có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước (Điều 258 BLHS) sáng ngày 23/3/2016 khiến cộng đồng người Việt cả trong và ngoài nước đều vô cùng bức xúc. Một số facebooker cho biết đã liên hệ và phản đối ông M. Patzelt qua thư điện tử và nhận được phản ứng từ ông này với tuyên bố sẽ tiếp tục tham dự phiên tòa phúc thẩm và sẽ gây quỹ vận động đòi trả tự do cho Ba Sàm đến cùng. Trước động thái này, một nhóm facebooker yêu nước, gồm cả người Việt trong nước và Việt kiều ở Đức đã soạn thảo bức thư bằng tiếng Đức gửi cho ông M.Patzelt và các quan chức, dân biểu, báo chí Đức phản đối hành động này của ông M.Patzelt.

Nội dung bức thư được Việt kiều Đức, blogger Karel Phùng dịch sang tiếng Đức, có đoạn:

“Nguyễn Hữu Vinh là một tội phạm và giống như hàng loạt những đơn kiện ở Đức nhằm vào những kẻ tuyên truyền cho phát xít, cho chủ nghĩa khủng bố và những người bị tình nghi ủng hộ cho IS, thì đơn kiện với ông Nguyễn Hữu Vinh cũng như vậy. Nếu quả thật Nguyễn Hữu Vinh đấu tranh vì tự do dân chủ giống như rất nhiều người khác ở đất nước chúng tôi thì điều đó sẽ không bao giờ diễn ra. Nhưng khi ông ta bắt tay với những kẻ lưu vong, sau 1975 cho tới nay vẫn không ngừng tiếp tay cho bạo loạn, kích động thù hằn dân tộc, đánh bom khủng bố và với chúng tôi, Nguyễn Hữu Vinh bị kiện ra tòa là hoàn toàn chính đáng. Hay ông nghĩ sao, những kẻ cộng tác với khủng bố như Nguyễn Hữu Vinh phải chăng ở Đức được luật pháp cho phép? 

Thưa ông Patzelt, nhưng khi ông là một chính trị gia tới Việt Nam thì mọi việc theo chiều hướng khác. Ông là một nghị viên Đức, vâng, ở Đức ông là một chính trị gia. Nhưng ở Việt Nam ông chỉ giống như bao nhiêu người khách du lịch khác từ các nước Nhật, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ,.... Ông đại diện cho nhân dân Đức và tiền lương của ông có được là từ những người đi làm, đóng thuế ở Đức. Bản thân ông, thưa ông Patzelt, ông không phải là đồng bào của chúng tôi, ông không đại diện cho chúng tôi và chúng tôi cũng chưa bao giờ bầu ông lên. Chính vì thế ông hãy đấu tranh cho quyền lợi người dân Đức chứ đừng can thiệp vào công việc của đất nước chúng tôi. Việc làm của ông đáng lý chỉ diễn ra khi nào Việt Nam là thuộc địa của Đức và chúng tôi nghĩ, ông hiểu rõ ý chúng tôi định nói gì”

Đồng thời lá thư cũng đề cập đến những hiện trạng của nước Đức hiện nay “Đường xá, cầu cống nát bét, nhiều trường học xuống cấp mà không có tiền sửa. Hàng triệu người làm việc theo mô hình "Nô lệ hiện đại" cho các hãng dịch vụ lao động, làm từ sáng tới đêm với đồng lương chết đói. Hàng trăm ngàn người là nạn nhân của ngành tư pháp, từ các phán quyết oan sai tới luật cấm KPD. … Trên 1,5 triệu đứa trẻ không có nổi một bữa ăn nóng trong ngày, 4,2% dân chúng thậm chí không có khả năng thanh toán tiền điện. Hàng triệu người độc thân nuôi con đã bị nhà nước Đức bỏ quên” đang cần đến một nghị sỹ như ông Patzelt giải quyết cấp bách hơn việc đi can thiệp, cứu vớt một tên tội phạm ở Việt Nam.

Nói về hành động của ông M.Patzelt trước phiên tòa sơ thẩm vụ án Nguyễn Hữu Vinh, blogger Karel Phùng từng cho rằng: “Ông ta nghĩ sự có mặt của ông ta sẽ khiến cho quan tòa Việt Nam phải run sợ mà tha bổng cho Nguyễn Hữu Vinh. Có vẻ ông ta bị hoang tưởng nặng, ông ấy quyền cao hơn cả luật pháp, cao hơn tất cả các quan tòa ở Việt Nam, hoặc Việt Nam là thuộc địa của Đức!”

Trước đây, một Việt kiều Đức khác là ông Hồ Ngọc Thắng từng viết bài gửi cho báo Nhân dân chất vấn “Ông M.Pát-xê đến Việt Nam để làm gì ?” nhắc lại cho ông M.Patzelt về vụ án nhóm quản trị viên của cổng thông tin in-tơ-nét “Altermedia” năm 2011 với đặc trưng pháp lý y hệt vụ án Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã bị mức phạt tổng cộng 57 tháng tù cho 2 can phạm đồng thời nhắc nhở ông M.Patzelt về nhóm người mà ông đang hợp tác đòi trả tự do cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là những kẻ “hễ có cơ hội là lại ra đường hô hào dân chủ, nhân quyền, nhưng không mảy may quan tâm tới hàng triệu đồng bào đang vất vả chống chọi hạn hán ở Tây Nguyên, không hề góp sức cùng Chính phủ và nhân dân khắc phục tình trạng xâm nhập mặn ở các tỉnh phía nam. Ông M.Patzelt nên nhớ Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền, là một đối tác chiến lược của CHLB Đức, việc làm vừa qua của ông đã vi phạm thô bạo công việc nội bộ của Việt Nam và không mang lại ích lợi gì cho quan hệ giữa hai nước”

Trước phản ứng của dư luận, hy vọng rằng Bộ Ngoại giao, Quốc hội Đức cần xem xét lại những hành động thiếu thiện chí, thiếu tôn trọng pháp luật Việt Nam, bất chấp phản ứng của người dân Việt Nam và kiều bào Đức của ông M.Patzelt. Đồng thời, dư luận mong mỏi Bộ Ngoại giao Việt Nam cần có động thái không chào mừng ông M.Patzelt đến Việt Nam nếu chỉ để gây phức tạp an ninh trước phiên tòa phúc thẩm vụ án Nguyễn Hữu Vinh và đồng bọn và khuyến cáo ông cần xem lại vai trò của mình cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia mà Chính phủ và nhân dân hai nước đã dày công vun đắp.

5 nhận xét:

  1. Vạch tên Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và đồng bọn của hắn vi phạm pháp luật cùng với lũ thượng nghị sĩ tư bản đứng sau bợ đỡ để gây rối an ninh trật tự ở Việt Nam, cổ súy cho bọn phản động, bọn cờ vàng quay trở lại nước ta. Không chỉ đồng bào trong nước căm ghét, lên án những hành động của tên Ba Sàm, của nghị sỹ Đức M. Patzelt mà người việt kiểu Đức họ cũng nhìn thấu bộ mặt mấy tên này rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Bức thư gửi cho ông nghị sĩ Đức M. Patzelt có lời lẽ hết sức đanh thép và chính xác, nó đã nói hộ các facebooker yêu nước của Việt Nam. Rất cảm ơn tập thể facebooker đã soạn ra bức thư này và cảm ơn bác Karel Phùng đã dịch lại ra tiếng Việt để mọi người cùng được biết đến

    Trả lờiXóa
  3. Bức thư gửi Patzelt quá đủ và hay,không hiểu đọc lá thư này mà ông không cảm thấy xấu hổ thì da mặt ông này dày hơn mo lang.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyễn Hữu Vinh vi phạm pháp luật Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam cho dù có viết thư gửi cho ai đi nữa thì đối tượng này cũng không được miễn trách nhiệm trước pháp luật.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog