Chia sẻ

Tre Làng

GÓP CHUYỆN VỀ ANH VƯỢN LÀNG ĐỤC, LÀNG CÒ

LâmTrực@



#1. Chuyện người làng Đục
Tiếng sóng làng Đục vẫn vỗ vào bờ như ngàn đời nay vẫn thế. Nhưng hôm nay tiếng sóng bé hơn. Nó bị át đi bởi tiếng mìn tự tạo từ cái chòi nhà anh Vượn. Cái kẻ hâm hâm, điên điên từ đâu du mục đến quai đê lấn biển mà làm ăn. Tiếng mìn tự tạo ấy át luôn cả tiếng vè, tiếng hát của bọn trẻ con đang ngẩn ngơ trước vụ thằng Luyễn cầm dao tem sát hại cả nhà chủ hiệu thuốc lào…Đau xót thay cho làng Đục giờ người người túng quẫn, nhà nhà đảo điên.
Lại nói về anh Vượn, một người mà cái lão Cốc cạnh chòi hắn cũng chẳng biết hắn từ đâu đến. Chỉ biết hắn là người hiền lành, ít nói và rất thích câu cá và bắn chim bằng súng hoa cà. Nhưng từ hôm gió to, từ ngày hắn cho nổ mìn đánh tôm tép, từ lúc hắn lấy súng bắn đệ tử anh Lý đến giờ thì khi ngồi tạm giam hắn khóc, hắn buồn và mặt ủ như một con chi chi. Trời đất ngày một lạnh, anh Vưỡn ngẩn tò te và ngẫm đời mình sốc nổi. Vưỡn cũng biết buồn đấy! – Lão Cốc nói. 
Tiếng sóng làng Đục vẫn vỗ vào bờ như ngàn đời nay vẫn thế. Hôm nay lại thêm cơn gió lạnh. Làm người tái tê. Tự hỏi mình liệu cần mùa xuân? 
Đi loanh quanh cái làng Đục thấy nô nức những trẻ thơ quần tất xinh tươi, phơi đời trong gió. Ngẫm mình quá già mất thôi. Ngẫm sự đời leo lắt. Tự thấy đời tìm đâu kẻ có tâm, người có tầm. Liệu sau cái tiếng súng ấy có màu đỏ phảng phất ? Làng Đục ồn ã bởi khói thuốc lào, bởi tiếng vu vi từ xăng xe pha độc tố. Từ đồng tiền lót tay anh Lý, bác Xã. Cái nhộn nhạo trong quản lý, cái chắp vá trong cơ chế. Làm người làng Đục quẩn quanh, làm người làng Đục ngẩn ngơ, làm người làng Đục thêm đê hèn và bẩn tính. Làm người làng Đục quằn quại và nhơ nhuốc trong vũng bùn đầm lầy văn hóa phương Tây mà thằng Chí Phèo nó mang về trong bụi chuối ở đầm anh Vưỡn. 
Đi loanh quanh làng Đục bỗng nhiên va phải anh Việt Hoa – người đương thời năm xưa. Anh giờ vẫn thế duy chỉ có điều anh đã béo hơn xưa. Gặp anh tay bắt mặt mừng như người hiếm muộn gặp bác sĩ khoa sản tài tình. Tâm sự với anh mà rơi từng giọt nước miếng. Ngẫm đến bát mì anh ăn mà lòng thêm đau đáu. Anh gục vào vai tôi mà than về sự dại khờ không biết thời thế. Tôi chỉ khuyên anh nên chăm lo tương lai, chăm lo quán xá đàng hoàng đừng cho con cháu xem phim con heo qua mạng in tờ nét là tốt lắm rồi. Anh cám ơn tôi và đường ai ấy đi.
Lại nói về anh Vượn, một người mà cả thôn xóm bảo là kĩ sư nông nghiệp. Nghĩ cũng uổng cho cái tài năng trồng cây, chăn cá của anh. Sao không chạy vạy mà làm khuyến nông, khuyến lâm chứ? Nhưng có lẽ chỉ tại anh là ngụ cư, anh là tà đạo. Và cũng vì thế mà Vượn hay Vưỡn gì người ta cũng không xét. Âu cũng là cái số. Nghe huyền thoại từ mấy cụ thì bảo tên nó là Vương sao ấy. Tên cũng vua chúa, bá đạo lắm !Nhưng anh làm nhiều đâm ra như Vượn thế là kẻ gọi Vượn trẻ con thì gọi Vưỡn. Thôi có tên mà gọi cũng đã là phúc đức chăm bề.
Tiếng sóng làng Đục vẫn vỗ vào bờ như ngàn năm vẫn thế. Hôm nay có trận đánh mang tên anh Vượn trẻ con bỗng vui đáo để, người làng Đục bỗng có chuyện mà bàn và cũng có kẻ cáo quan về ở ẩn. Thật là thời thế!

#2. Chuyện người làng Cò
Ôi cái sự đời, niềm vui của người này lại là nỗi buồn của kẻ khác. Chuyện anh Vượn và chuyện làng Đục là câu chuyện buồn thê thảm. Không biết Anh Vượn khi ngồi trong cái xà lim lãnh lẽo tê người kia có biết rằng, ngoài này đã có nhiều kẻ đắc lợi từ tiếng súng của anh. 
Kể từ khi anh bị bắt, làng Đục u ám, xám xịt. Cứ sau bữa cơm là đề tài anh Vượn lại nóng hâm hấp. Đầu đường, xó chợ, từ quê ra ngõ rồi đến tận Thủ Đô, từ cửa miệng đến loa đài báo chí, đâu đâu cũng nhắc đến tên anh. Bỗng dưng được nổi tiếng cũng hay, cũng vì thế quê anh cũng được nhiều người nhắc đến. Chắc chắn năm nay thuốc lào quê anh sẽ được giá bởi sự nổi tiếng của hoa cà hoa cải.
Anh buồn, gia đình anh buồn thì đúng rồi. Nhưng cũng chính vì nỗi buồn của anh mà có nhiều người bỗng dưng nổi tiếng. 
Chuyện kể rằng có anh nhà văn tên Vình gì đó ở tận mãi miền trung bao thầu toàn bộ vụ việc, độc quyền quảng cáo, thu phát thông tin liên quan đến anh và gia đình anh. Dư luận cũng cho rằng, vì Vượn, anh Vình cũng kiếm chác được kha khá thông qua việc lập cái quỹ gì đó với tên từ thiện và Refresh lại tên tuổi sét gỉ của mình. 
Không bỏ lỡ cơ hội, một anh tiến sĩ tên là Xuân Diệm ở mãi tận Thủ đô cũng nhanh chân nhảy vào khua khoắng, kiếm chác. Lẽ tất nhiên, anh Xuân Diệm cũng lập ra một quỹ, kêu gọi người dân trong và ngoài nước ủng hộ gia đình anh Vượn. Lời lãi cho việc lập quỹ chẳng ai biết chính xác được bao nhiêu, nhưng Diệm cũng đã kịp tạo ra cho mình một Xì - căng - đan với chính quyền. Tất nhiên, anh đã nổi tiếng từ hồ Hoàn Kiếm, nay lại tiếp tục nổi tiếng từ làng Đục quê anh Vượn.
Lại nói về gia đình anh Vượn, qua vụ việc này, người ta có cái nhìn khác về anh. Người dân làng Đục không còn coi thường anh như một kẻ ngụ cư kiểu Chí Phèo nữa, họ bắt đầu thấy anh như một chuyên gia kinh tế giỏi, có tầm nhìn xa, trông rộng. Trong Trại giam, anh không cần phải tính toán gì nhiều, ở ngoài đã có nhiều người, luật sư có, nhà kinh tế học có, tiến sĩ có, nhà văn có và nhiều nhà nữa tính toán mức độ thiệt hại cho anh để gửi lên Tòa. Xem ra, con số thiệt hại của anh khó chính quyền nào có thể trả nổi bởi lẽ nó là con số khủng của khủng - 70 tỷ đồng (trong khi chính quyền, và các cơ quan hữu trách tính ra là khoảng 20 triệu). Nếu anh thắng ván bài này, có lẽ sẽ xã hội mở ra một nghề kinh doanh mới với tính mạo hiểm được cá bằng cả sinh mạng chính trị của anh và của nhiều người. Người dân làng Đục bắt đầu mở mắt.
Người làng Đục vẫn cần mẫn cày cấy, đánh cá và trồng thuốc lào. Nhưng hai chị vợ của anh em nhà anh Vượn cũng đã trưởng thành. Nhiều người nói, các chị giờ đã khác, cẩn trọng và sắc sảo như luật sư và biết chớp thời cơ như một nhà quân sự lão luyện.
Về thăm làng anh, nghe các nhà phân tích nói chuyện mới thấy được các chị giỏi thế nào. Ôi, đúng là phụ nữ làng Đục, các chị thật cao tay. Từ những bậc trí nhân làm quan ở Trung ương, đến những tiến sĩ, luật sư, kiều bào cũng phải nằm dưới tay các chị. 
Người ta nói rằng, việc làm của những người làng Cò không phải là các chị không biết, không hiểu và không thấy. Thấy, biết, hiểu, nhưng các chị tương kế tự kế và ra đòn đúng thời điểm. Dưới góc nhìn đạo đức, chẳng ai muốn làm thế, nhưng dưới góc nhìn kinh tế và chính trị, các chị quyết ra đòn dưới vỏ bọc khổ nhục kế. Khi ván bài lật ngửa, các nhà hảo tâm và anh Vình, anh Diệm đều lấm lưng trắng bụng. Chiến thắng của các chị Vượn đơn giản như ngón đánh của Thái Cực quyền là lợi dụng sức mạnh của đối phương để quật ngã đối phương. 
Lại một bài học cay đắng pha lẫn vị nước mắt của danh dự dành cho những ai muốn điều khiển cơ quan truyền thông.
Tất nhiên, làng Cò vẫn mong có làng Đục để kiếm ăn.


2 nhận xét:

  1. Hay. Đúng là CÒ chỉ có đợi ĐỤC mới dám làm ăn

    Trả lờiXóa
  2. Đục nước thì béo cò, vốn dĩ từ xưa đến nay nó đã như thế rồi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog