Chia sẻ

Tre Làng

XEM LẠI MÌNH ĐI

LâmTrực@

Chiều nay đọc báo thấy có bài Cứ hồ sơ dân Nghệ xin việc là tôi loại ngay...”. Cảm giác của tôi là buồn đến cùng cực. Đều là dân Việt Nam mà sao lại phân biệt đối xử vậy? Những người quê Nghệ An có gì xấu? có gì không bằng những người quê nơi khác? Xấu tính ư? bủn xỉn ư? Xin thưa rằng ở đâu cũng có loại người như vậy.

Khỏi phải nói các bạn cũng biết, thời gian qua báo chí đăng tải nhiều bài viết có nội dung liên quan đến việc tẩy chay lao động có gốc Nghệ An và Thanh Hóa. Đã có nhiều nhà phân tích lên tiếng, có nhiều người dân ở Nghệ An và Thanh Hóa lên tiếng và giới chức quản lý lên tiếng. Thiết nghĩ, đó là hành vi thiếu văn hóa của những kẻ phân biệt nguồn gốc, cần loại trừ như một tệ nạn xã hội. Trong chừng mực nào đó, có thể coi là "tội phạm", mặc dù điều này chưa được luật hóa.

Một cách thô thiển nhất, tệ phân biệt này chả khác gì nận phân biệt chủng tộc. Sự hèn hạ trong trả thù cá nhân đối với vùng quê nào cũng đều có thể so sánh với tệ mại dâm mà xã hội đang bức xúc. Rất tiếc là thực tế đó đang diễn ra và có sự cổ súy của một số phương tiện truyền thông.

Ngay cả bài sau đây, mặc dù bổn báo đã có lời chú là không phản ảnh quan điểm của báo để tránh bị lên án, cũng không nên tiếp tục cho đăng tải.

Những người có tư tưởng phân biệt đối xử này hãy xem lại mình đi.

LâmTrực@ xin giới thiệu để bạn đọc cùng cho ý kiến.



“Cứ hồ sơ dân Nghệ xin việc là tôi loại ngay...”

“Thực tế tôi gặp nhiều người xứ Nghệ xấu tính nên làm mất niềm tin”, anh Phạm Thành Tuân, Giám đốc Công ty Công nghệ số Gram..., TP Hải Phòng cho biết.

Để rộng đường dư luậnKienthuc.net.vn tiếp tục đăng tải ý kiến thảo luận của bạn đọc sau một số bài viết về lao động Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh... bị nhà tuyển dụng từ chối. Những ý kiến này không phải là quan điểm của toà soạn.
Tôi còn nhớ như in ngày đầu tiên cách đây gần 7 năm, khi đó công nghệ thông tin đang còn là ngành “hot”. Tôi mới ra trường, có xin vào một tập đoàn truyền thông lớn tại Hà Nội.

Đây là tập đoàn mới ra đời, khá phát triển, có nhiều đổi mới về công nghệ sản xuất và kinh doanh. Được tuyển dụng vào đó làm, tôi rất vui.

Tuy nhiên thời gian vào làm chỉ được một năm, chuyện trục trặc giữa tôi và ông trưởng phòng là người Nghệ An xảy ra. Ông trưởng phòng có giọng nói trọ trẹ khó nghe, lại keo kiệt bủn xỉn và xấu tính. 

Ông ta tìm đủ cách, vạch lá bới sâu để đổ lỗi này khác cho tôi. Các kế hoạch của tôi với nhóm để đổi mới công nghệ ông đều gạt phăng đi… 


Trong công việc, ông chỉ ưu tiên người có tiếng Nghệ An nhà ông ấy thôi. Còn tôi bị chèn ép và cô lập dần dần, 6 tháng sau tôi đành phải xin nghỉ việc.

Sau đó, tôi được anh bạn ở một công ty cùng thuộc tập đoàn đó xin về làm quản trị viên. Tôi thích ứng công việc khá nhanh và được nâng cấp dần. Tuy nhiên điều làm tôi hay suy nghĩ nhất là đi đâu làm gì tôi cũng chỉ gặp người có tiếng trọ trẹ như ông trưởng phòng xấu tính. 

Sau vụ tôi bị ông trưởng phòng “loại”, tôi biết được lý do là vì ông ấy muốn dành vị trí của tôi cho cháu ông ấy vừa ra trường Bách khoa. Tuy nhiên tôi cho rằng ở đâu cũng có người thế này thế khác nên không để bụng nữa. 

Tôi không ngờ, gắn bó với công ty thứ 2 được ba năm, ông trưởng phòng mới được điều về phòng tôi lại là người Nghệ An. Lịch sử lại lặp lại, tôi bị ông trưởng phòng này hoạnh họe đủ thứ dù công việc của chúng tôi trước đó vẫn được duyệt bình thường. Tôi không thể hiểu được nên có trình bày quan điểm của mình, về kế hoạch chi tiết, tính khả thi để có thể thực hiện dự án... Ông ta nói, đừng có ngựa non háu đá.

Ông sếp này của tôi không khác ông trưởng phòng cũ của tôi chút nào: bảo thủ, độc đoán, lúc nào cũng bắt người khác theo mình. Rút kinh nghiệm từ lần trước, tôi im lặng cứ làm theo những gì ông ấy cho là đúng để được yên thân.

Ngoài các ông sếp, các nhân viên cùng cấp tôi là người Nghệ An cũng sống cực kỳ "tiểu xảo". Họ là người bất chấp mọi thứ để chiếm được vị trí mong muốn, chịu đựng rất tốt để có thể thực hiện mục đích. Không chỉ vậy, dù chơi với nhau nhưng các bạn người Nghệ An cũng rất "tính toán". Nhà nhiều người có điều kiện nhưng vẫn giả khổ, keo kiệt bủn xỉn. Những điều trên khiến tôi ám ảnh cách sống của dân Nghệ An. 

Sự yên thân của tôi với ông sếp tan vỡ vào tháng 9/2008 khi ông giao cho tổ tôi kế hoạch về phần mềm đổi mới hệ thống mạng. Một nhóm có 5 người, tôi được anh em bầu làm tổ trưởng. 

Sau khi tiếp nhận kế hoạch, nhóm chúng tôi bắt tay vào thực hiện triển khai, hoàn thành dự án trước 5 ngày. Chúng tôi, ai cũng vui, háo hức đến ngày báo cáo với sếp.

Ngờ đâu, ngày báo cáo sếp, phiên bản thử nghiệm đầu tiên chúng tôi bị sếp quăng lựu đạn tới tấp. Chúng tôi đứa nào cũng thất vọng, nghệt mặt ra. Như một sự tất yếu để bảo vệ đứa con của mình, chúng tôi có “bật” lại, giải thích cho sếp những điều sếp hỏi một cách hợp lý. 

Giả sử phần mềm mà chúng tôi thực hiện bị lỗi, trình duyệt không khớp… thì chê trách cẩu thả, hoặc tạo cơ hội cho anh em tôi sửa lại. Đằng này phần mềm đưa lên hệ thống chạy rất êm, không báo bất cứ lỗi gì nhưng sếp tôi lại cho rằng phần mềm quá lạc hậu, phong cách làm việc ẩu,… 

Ngày hôm sau, tôi nhận được thông báo hết tháng nghỉ việc. Tôi viết đơn xin nghỉ luôn, 4 người bạn nhóm tôi bức xúc quá cũng xin nghỉ. Chúng tôi ra ngoài mở công ty làm. Đến nay mấy anh em tôi vẫn duy trì hệ thống chính trên Hà Nội, còn tôi về Hải Phòng mở chi nhánh, hai bạn khác vào Đà Nẵng và TP.HCM để thiết lập mạng lưới. 

Lâu lâu mấy anh em ngồi với nhau nghĩ lại cái ông sếp người xứ Nghệ mà cứ dị ứng, ám ảnh. Anh bạn chịu trách nhiệm công việc ở Đà Nẵng thi thoảng lại miêu tả lại cái điệu bộ ông sếp Nghệ An chỉ chỉ, trỏ trỏ với cái giọng nói nặng như chì mà tôi vẫn ghét đến tận giờ. Có lẽ vì những ám ảnh đó mà đợt nào tuyển dụng nhân sự, tôi mà cầm hồ sơ của bạn nào xứ Nghệ, kiểu gì tôi cũng loại ngay.

(Tên công ty đã được thay đổi)

B.S.N (ghi)

8 nhận xét:

  1. dân Nghệ An vốn nổi tiếng với truyền thống hiếu học. Thực tế những người NA tôi gặp đều rất giỏi. Đừng phân biệt như vậy.

    Trả lờiXóa
  2. thế này có khác gì phân biệt chủng tộc.

    Trả lờiXóa
  3. mình thấy kiểu người khó tính thì ở đâu chả có.chẳng có đối với ông đó là gặp phải người đó là nghệ an.mình cũng ở miền trung.biết dân miền trung chúng mình khổ.đa số chật vật lên hà nội,ở nhà lũ lụt mỗi đến hẹn lại dâng,học trên nghỉ về quê mà thương lắm.

    Trả lờiXóa
  4. cùng là người việt na cả đựng vì thế mà phân biệt tỉnh này tỉnh nọ

    Trả lờiXóa
  5. thế người đó không nghĩ chính anh ta bây giờ cũng khác gì ông trước khi đối xử với người dân nghệ an à

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc danh20:28 14/10/12

      Đúng thế. Thằng này lại đang diễn trò là chính anh ta là nạn nhân. Có lẽ anh ta trả thù dân Nghệ an chăng? Nếu thế, thì đó là cách trả thu bẩn thỉu, đê tiện. Ngừoi đọc sẽ thấy anh ta còn không bằng được ông sếp cũ.

      Xóa
  6. rồi những ngừoi kia sẽ nghĩ nhưng người quê ở ông ấy đều kỳ thụ dân nghệ an,đúng là vòng luẩn quẩn

    Trả lờiXóa
  7. hờ hờ,phân biệt đv hành chính hả,có ác cảm gì rồi

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog