Chia sẻ

Tre Làng

GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI

LâmTrực@

Theo dõi các Đại biểu Quốc hội phát biểu chống nghị trường, tự dưng thấy lo lo.

#1. Trong nhiệm kỳ này, có nhiều ĐBQH có vấn đề về nhân thân nhất. Có ĐB bị bãi miễn, có người hình như có hai quốc tịch. Dù kỳ họp thứ 4 mới chỉ được nửa thời gian, đã có 95 đại biểu, tức khoảng gần 20% ĐBQH “có đơn xin nghỉ” từ 10% đến…90% số ngày họp. Thật khôi hài, có một ĐBQH làm đơn xin nghỉ phần lớn thời gian kỳ họp với lý do đi dự… lễ tốt nghiệp đại học của con ở nước ngoài.

#2. Hoạt động giám sát của Quốc hội được mô tả là lèo tèo vài ba người, thành phần không đủ mặt. Giám sát thực chất mới chỉ là nghe báo cáo rồi kết luận. Còn thiếu vằng ý kiến và chữ ký của cử tri. Có đại biểu thừa nhận, giám sát đất đai nhưng thực tế chưa nghe thấy dân oan nói thế nào. Ngày hôm qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Nguyễn Văn Tiên chỉ ra thực trạng” Báo cáo giám sát thiếu ý kiến cử tri. Thiếu bằng chứng độc lập. Không có nghiên cứu đánh giá của một tổ chức Chính phủ, cơ quan độc lập nào”. Và vì thế “Những số liệu đó che dấu thực tế địa phương”. Rõ là không ổn chút nào.

#3.ĐBQH Trần Du Lịch đề xuất: Cần bớt quan chức bộ ngành đi theo (đoàn giám sát), tăng cường các chuyên gia độc lập. ĐBQH Trương Trọng Nghĩa thì nói đến việc: “Cần phải vi hành. Gặp dân trước, gặp quan sau”, để “Có kênh người dân phản ánh, gợi ý vấn đề rồi mới tính cách giám sát”.

#4. Hy vọng, những năm sau hoạt động giám sát hoặc nhân thân đại biểu Quốc hội không còn là nỗi lo canh cánh của người dân.

2 nhận xét:

  1. Hy vọng, những năm sau hoạt động giám sát hoặc nhân thân đại biểu Quốc hội không còn là nỗi lo canh cánh của người dân.

    Trả lờiXóa
  2. Giám sát thực chất mới chỉ là nghe báo cáo rồi kết luận. Còn thiếu vằng ý kiến và chữ ký của cử tri.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog