Chia sẻ

Tre Làng

NHỚ PHÁO TẾT


Nghĩ kể cũng lạ, người ta chỉ nhớ tới mỗi năm bằng cái Tết, như một cái mốc quan trọng của từng chặng trong đời, để tổng kết những gì mình đã làm trong 12 tháng, để khát khao về những điều sẽ tới. 

Bàn về Tết thì nhiều lắm rồi. Tết ở mình quan trọng nhất là tưởng nhớ tới Gia Tiên sau rồi mới vui xuân. Ngày đầu năm mới dành cho chúc Thọ ông bà, cha mẹ, mừng tuổi cho bé em. Mình có cái thú đi tìm mua một ít phong bao đỏ thật đẹp và độc đáo. Bên cạnh “nội dung” bên trong nhiều phần quan trọng thì chỉ cần xem bọn trẻ con tíu tít khoe nhau mấy cái phong bao đẹp là cũng thấy vui rồi. Thiết nghĩ hạnh phúc chỉ có đuợc khi đem cho người khác. 

Tết về nhà. Cho dù ở Hà nội có vui mấy thì vui cũng không sao bằng được ở gần cha mẹ và và hít thở cái không khí trong lành mà không một nơi phồn hoa đô thị nào có được ấy. ở sài gòn thì cứ mong về. Dám cái tinh thần của đám sĩ tử xưa cũng chỉ đến thế là cùng? 

Ngày Tết là sum họp gia đình? Vạn cùng bất đắc dĩ lắm thì mới đành thúc thủ ở xa. Quanh năm ai chay ngang chạy ngửa làm ăn chẳng phương trời nào hoặc đi học đâu xa cứ là thiếu dấu chân ấy thế mà cứ gần Tết lại bồn chồn mong thu xếp xong công việc để về nhà. Nghĩ cũng lạ, ngày thường thì đó thấy có mặt ở nhà (trừ những lúc ngáy khò khò, trộm khênh thả xuống sông cũng không biết) thế mà chiều Ba Mươi thể nào cũng thấy anh chăm chỉ làm cỗ Tất Niên. 

Các cụ vẫn nói “Tối như đêm Ba mươi, dày như đêm âm phủ”. Hồi bé tí tôi cứ cố nhìn lên bầu trời loáng thoáng những vì sao muộn của mùa đông và tự nhủ rằng “Tối đến thế kia là cùng” 

Ngày Hà nội còn đốt pháo (tiếc vì chính sách “giết nhầm hơn bỏ sót” đã xoá đi một tinh hoa truyền thống của dân tộc) thì cảm giác háo hức đợi đến lúc 12h đêm nghe pháo nổ râm ran mới sướng làm sao! Nói chuyện pháo thì lại cũng lắm công phu. “Con gà tức nhau tiếng gáy” Tối Ba mươi dứt khoát pháo nhà mình phải nổ to và đều hơn nhà thằng hàng xóm thì mới hả. Thế là mất công ra phết. 

Nhớ lại hồi đó mang pháo ở hà nội về hà tĩnh cảm giác ban đầu cứ ngỡ rằng mình pháo mình sẻ mới mẽ , đám bạn ở quê rất là thích pháo đưa ở miền bắc về , đêm giao thừa ở hà tĩnh là vui nhất , cả 1 xóm kéo nhau tới 1 bãi đất trống sau đó đốt lữa lớn , mở nhạc , chủ yếu là sinh viên ĐH Vinh .ĐH Xây dựng . ĐH Y hà nội ... họ đã làm đủ các trò chơi ...........kể nhiều không hết . kể ra càng thêm nhớ . ......(miền bắc lạnh lắm ) cảm giác thật ấm áp làm sao .

Pháo Hà nội có tiếng là loại của nhà máy Trúc Bạch. Dây pháo dài khoảng nửa mét, quả nào quả ấy đều chằn chặn và có một màu hồng nhạt rất đặc trưng. Pháo Trúc Bạch nổ tiếng đanh và ròn, xác vụn đều và từ trong ra ngoài đều làm bằng một thứ giấy mỏng nhuộm hồng rất Tết. Chẳng chê vào đâu được trừ cái…ki-lô-mét: pháo ngắn quá nghe cứ thèm thèm. Thế là phải nối pháo, dây nọ đính vào dây kia. He he, các bác đừng tưởng chuyện đơn giản nhé. Thằng con trai nào mà chẳng từng vài lần nối pháo? nghe ông bà kể :Làm ăn lơ mơ mà giữa lúc giao thừa pháo đứt ngòi rồi tịt thì có mà dông cả năm! Cái nghề nào cũng có cái tinh tuý của nó cả. Gỡ nhẹ sợi chỉ quấn ngòi pháo ở đoạn cuối cùng ra, tẽ lấy dăm cái ngòi làm râu rồi luồn vào sống ngòi của băng thứ hai, làm như đan rổ ấy, rồi xiết chỉ buộc chặt vừa tay. Buộc chặt quá thì ngòi tịt, lỏng quá thì ngòi không bắt lửa của quả pháo trước. Thường thì anh nào cẩn thận bỏ tiền hút một vê thuốc lào ra mua lấy một nắm ngòi rồi tết thêm vào là ăn chắc. 

Lũ bạn tôi cầu kỳ đạp xe vào tận Bình Đà mua pháo, cái thời mà công an chưa cấm ráo riết vì tai nạn trong khi vận chuyển pháo nhiều quá sau này. Pháo Bình Đà có một đặc điểm rất dễ nhận ra là dây pháo hay được nhuộm nhiều mầu xanh, đỏ, vàng từng khúc. Nhưng loại pháo này thì ruột lại trắng chứ không có mầu. Nói chung là giá rẻ và nổ cũng khá ròn. Pháo Điều của Bình Đà nhuộm một màu đỏ rực từ trong ra ngoàin quả thì hơi bé hơn so với pháo Trúc Bạch nhưng xác thì khi nổ tan vụn ra cũng một tám một mười. Pháo Bình Đà có ưu thế là chiều dài tuỳ theo ý khách, đặt bao nhiều thì làng sẽ làm bấy nhiêu. Thời ấy nhà tầng chơi ngông cho hàng xóm chết thèm thả dây pháo dài từ trên thượng xuống sát đất, tối Tất niên cầu trời cho pháo đừng đứt ngòi giữa tầng hai kẻo châm lại hơi khí khó! 

Nói đến Pháo thì không thể không nhắc tới hội pháo Đông kỵ nức tiếng một thời. Trong làng Pháo được coi như thần linh. Mỗi họ có một bí quyết làm pháo riêng gia truyền. Mùng Bốn Tết từng họ rước pháo ra đình làm lễ rất long trọng ròi rước pháo ra đồng thi hội. Quan trọng nhất là thi pháo Cối và pháo Tràng. Quả pháo Cối to bằng cái cột đình, đuợc trang trí rất công phu, ngòi bện như sợi thừng. Họ nào thì trưởng tộc ấy châm ngòi thi pháo. Pháo to mà nổ đanh, tiếng không đục, xác vụn đều là ăn điểm. Cái anh pháo Tràng thì lại thi vào cái tính đồng đội của cả bốn năm dây pháo chập lại làm sao cho pháo nổ liền tù tì, không ngắt quãng mà tiếng nghe vẫn rõ không bị loạn pháo, ấy là cao tay. Họ nhà nào thắng cuộc thì trai đinh rước đoạn cối pháo còn lại về đình đâng hương cầu cho mùa màng năm ấy bội thu. Ngày xưa thì còn có lệ là họ thắng cuộc được chọn ruộng cấy thì phải? 

Tiếc rằng bây giờ không còn được thưởng thức cái cảm giác người cứ sướng râm ran khi nghe tiếng pháo đua nhau dậy trời Hà nội ấy. Thường thì từ 11h30 đã có nhà chịu không nổi đốt pháo trước, đến nửa đêm thì thật là Xuân sang! Nghe tiếng pháo nô nức ấy mà ta cảm thấy một điều thật hệ trọng đang diễn ra: Giao Thừa! 

Đêm Ba mươi đi giữa phố hàng Đào, cảm giác thật tuyệt vời! Phảo nổ, cả một trời pháo nổ. Con phố đã vốn nhỏ bé nay hai bên phố người ta chia pháo ra ngoài đốt làm cho khách bộ hành díu vào nhau ở cái chỗ từng có đường ray tầu điện ấy. Hơi sợ một chút khi đi ngang qua nhà chú nào chơi trội đốt một dây toàn pháo đùngn chỉ sợ mảnh si trét pháo văng vào mặt thì mất ăn Tết! 

Ấy thế mà sướng vô cùng. Mình cũng lôi pháo ra đốt rồi quăng lên trời, xô nhau chạy tán loạn. Mấy chú nhanh tay đã kịp đốn nguyên cả một cạnh lộc to bự, buộc vào sau xe kéo chạy lê khắp phố trong khi pháo buộc vào cành lộc nổ tóe lên như một đuôi lửa rất đẹp. Có lẽ tại vì sau này cấm pháo nên đôi lúc vào vỉa, hoài niệm, thầy nhiều thằng cứ ngứa chân đạp cái chân chống xuống đường cho nó…có lửa! 

Lan man chuyện pháo thì có mà cả đêm. bài này không phải phản động gì . Mong muốn gần đây nhất Việt Nam sẻ không cấm pháo nữa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog