Chia sẻ

Tre Làng

DÂN CHỦ BẦY ĐÀN

Mõ Làng

Gần đây, một số người đang tung hô cho phong trào dân chủ. Trên trang Ba Sàm đã có tóm lược những chuyển động bước dầu của cái gọi là “Phong trào đấu tranh dân chủ” và hí hửng rằng “đã gây được sức ép lên chính quyền”, buộc chính quyền phải lùi bước. Một số nhân vật lưu vong ở ngước ngoài đã hà hơi, tiếp sức về với những hô hào “phải tạo nên những phong trào rộng rãi trong dân chúng”, phải có chiến lược mở rộng bằng nhiều hình thức nhưng không hình thành tổ chức để không bị xử lí. Những cái đó đã lộ rõ giã tâm bạo loạn, lật đổ, núp dưới chiêu bài dân chủ. Đây đó đã có những tiếng nói sao không lấy những giá trị của Mĩ, châu Âu áp dụng luôn cho VN, mò mẫm xây dựng làm gì và họ copy cả những bản hiến pháp của phương Tây đưa lên mạng như là một mẫu mực cần áp dụng… Thực ra đấy là ngụy biện để đánh lừa dân lành, hoặc giả thiếu hiểu biết thực sự.

Cổ súy cho dân chủ là việc đáng làm, song thiết nghĩ trước khi làm cần phải hiểu cái gì là đúng, sai. Xem ra, những tiếng nói phản biện vừa qua đều cổ súy cho việc bê nguyên những giá trị tự do, dân chủ của phương Tây vào Việt Nam (qua những kiến nghị, đề xuất của họ đã đưa ra). Đấy là một lối nghĩ, cách làm ấu trĩ, thể hiện sự hồ đồ về chính trị.

Dân chủ là một khái niệm chính trị học có nguồn gốc từ thời kì Hy Lạp cổ đại. Nó ra đời nhằm đề chống lại chế độ độc tài của một nhân vật chính trị đầu sỏ, hoặc chế độ chính trị, với ý nghĩa cổ vũ cho một nền quyền lực, sự thống trị, nền cai trị của người bình dân. Từ đó đến nay nền dân chủ sơ khai ấy đã phát triển, hoàn thiện không ngừng, ngày càng ưu việt hơn. Thậm chí nó được coi là một bộ phận của hệ tư tưởng chính trị, trở thành khế ước xã hội thể hiện ý muốn của nhân dân chấm dứt sự lạm quyền.

Ưu điểm của nền dân chủ phương Tây là nó hạn chế quyền lực và sự can thiệp của nhà nước, nêu cao quyền tự do ngôn luận, đa đảng, đa tổ chức, sự công nhận quyền được phê phán đảng cầm quyền, sự công nhận các quyền cơ bản của con người. Đại diện cho nền dân chủ phương Tây là nền dân chủ Mỹ với đặc trưng: coi chủ nghĩa cá nhân và các quyền tự nhiên là tối thượng, đặt công dân vào thế thù nghịch với quyền lực và nhà nước (nhà nước chỉ được làm những gì mà luật pháp cho phép, công dân được làm những gì mà nhà nước không cấm). Vì vậy ở đây, dân chủ thực sự là một biện pháp để ngăn ngừa bất kì cá nhân hay nhóm nào thực thi quá nhiều quyền lực, chứ không đơn giản là biện pháp để người ta nắm quyền lực. Nhà triết học James Bryce đã khái quát những tín điều làm cơ sở cho xây dựng nền dân chủ phương Tây là:

-Quyền thiêng liêng của cá nhân.

-Nguồn gốc quyền lực chính trị là nhân dân.

-Mọi chính quyền đều bị giới hạn bởi luật pháp và nhân dân.

-Chính quyền địa phương được ưa thích hơn chính quyền trung ương.

-Đa số khôn ngoan hơn thiểu số.

-Sự cai trị ít là sự cai trị tốt.

Tuy nhiên, các nền dân chủ của phương Tây được xây dựng trên một số tín điều, huyền thoại và giá trị (trên nền tảng văn hóa tôn giáo) của nó. Do vậy, nó cũng có những khiếm khuyết, những thách thức, mà nổi lên là các vấn đề như: sự tham gia tuyển cử của nhân dân, quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện, sự can thiệp thái quá của nhà nước, sự tranh giành quyền lực giữa các lực lượng chính trị dẫn đến bạo lực, bạo động. Chẳng hạn, việc đề ra tiêu chuẩn để tham gia ứng cử là phải có một lượng tài sản có giá trị nhất định. Sự ủy nhiệm đại diện của nhân dân trên thực tế đã bị các đảng phái thâu tóm do thắng cử trong bầu cử. Nền dân chủ được thiết lập trên thế cân bằng giữa tự do cá nhân và hoạt động của chính phủ nên nó rất dễ bị phá vỡ. Điều này là điều kiện thuận lợi cho các nhóm không ngần ngại dùng bạo lực là công cụ duy nhất thay đổi xã hội. Đôi khi bạo động chính trị và bạo động tội ác kết hợp với nhau làm rối loạn các hoạt động thể chế mà người ta thường ám chỉ là MAFIA, hay những hỗn loạn đi kèm trong các cuộc “Cách mạng đường phố” ngày nay.

Vì vậy, nền dân chủ đó không thể là nền dân chủ mang tính phổ biến để áp dụng cho toan nhân loại được. Quá trình phát triển nền dân chủ được chứng minh rằng, nó phải được xây dựng trên nền tảng văn hóa, kinh tế, xã hội, tín ngưỡng của từng khu vực, từng quốc gia.

Hãy xem xét lại các nền dân chủ châu Á.

Đối với các xã hội châu Á, cái gọi là dân chủ chính là làn sóng dân chủ hóa xuất hiện vào nửa sau thế kỷ XX cùng với trào lưu phi thực dân hóa. Trước hết, nó là công cụ tư tưởng để những người theo chủ nghĩa dân tộc sử dụng nhằm chống lại sự cai trị của thực dân. Thế nhưng, bất cập là ở chỗ, các nước châu Á chưa hề trải qua xã hội tự do như ở Châu Âu hay ở Mỹ nên trong cách hiểu dân chủ có quá nhiều khác biệt.

Văn hóa châu Á, với những giá trị cổ truyền của nó khác biệt căn bản với các giá trị phương Tây. Nó có quá nhiều yếu tố ngăn cản, trì hoãn yếu tố dân chủ. Chẳng hạn, văn hóa Khổng giáo nhấn mạnh rằng nhóm, cộng đồng có ưu thế hơn cá nhân, uy quyền có sức mạnh hơn tự do, trách nhiệm ưu thế hơn quyền con người (quân tử thần tử). Ở mức độ mà các quyền cá nhân được thừa nhận thì chúng được xem là do nhà nước ban cho (khác hẳn với coi tự do là quyền tự nhiên của phương Tây). Vì vậy, sự hòa hợp và hợp tác được ưa chuộng hơn sự bất đồng và cạnh tranh; sự duy trì và tôn trọng các tôn ti trật tự được coi là những giá trị căn bản. Mâu thuẫn giữa các tư tưởng, các nhóm đảng phái có khuynh hướng bị coi là nguy hiểm.

Chính từ những đặc trưng nói trên, giới chính tri phương Tây cho rằng:

-Chế độ chính trị châu Á phổ biến là những chế độ đảng thống trị, dù là một đảng hay một liên minh chinh trị thì củng chỉ là để cố duy trì quyền lực mà thôi.

- Ở nhiều nước, nhất là Đông Á, sân chơi chỉ thường được làm sao cho có lợi cho chính đảng cầm quyền mà thôi. Còn vấn đề cạnh tranh công bằng và công khai giành phiếu bầu giữa các đảng chính trị là rất hạn chế.

- Các chế độ đảng cầm quyền, có vẻ như cạnh tranh giành quyền lực, nhưng không phải luân phiên nắm quyền lực. Đó là chế độ dân chủ không có chuyển giao chính quyền. Nó phỏng theo mô hình dân chủ phương Tây nhưng phục vụ cho các giá trị châu Á.

- Ở phương Tây và nhiều quốc gia trên thế giới, sự phát triển kinh tế là lực lượng trung tâm sản sinh ra những điều kiện cho sự xuất hiện các chế độ dân chủ. Ngược lại, ở châu Á, làm chậm lại sự phát triển kinh tế mới có thể tạo nên sức mạnh sản sinh ra những quá độ dân chủ.

Từ những khái quát nói trên, có thể thấy một số đặc điểm chung cho nền dân chủ châu Á:

-Ý thức cộng đồng ở các nước châu Á được coi là tối thượng, lợi ích cộng đồng bao giờ cũng ở trên lợi ích cá nhân. Trong đó, người ta nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân hơn là quyền của cá nhân.

- Các nền dân chủ châu Á đều thừa nhận rộng rãi và rất tôn trọng đối với quyền uy và tôn trọng trật tự. Sự đối nghịch với nhà nước và những người cầm quyền được coi là không bình thường. Ngược lại cần phải duy trì mối quan hệ tôn trọng, cân bằng và hài hòa với quyền uy nhà nước.

-Đảng thống trị có thể cầm quyền lâu dài, và bao giờ cũng là đảng trung tâm. Những đảng này thường đã lãnh đạo các phong trào giải phóng dân tộc và có lợi thế là người đầu tiên huy động và xây dựng các tổ chức quần chúng.

- Hầu hết các nề dân chủ châu Á đều có một chế độ tập trung quan liêu và một nhà nước mạnh. Nhà nước có vai trò chủ yếu cho sự phát triển đất nước. Vì vậy nhà nước thường can thiệp và thậm chí là đầu tàu cho phát triển kinh tế.

Từ những chứng lí trên tôi cam đoan rằng: Không thể, hoặc chưa thể bê nguyên những giá trị dân chủ phương Tây vào Việt Nam được. Việc làm dại dột đó chỉ cổ súy cho những bất mãn nổi loạn, bất chấp luật pháp. Và vì vậy chỉ kéo lùi, cản trở sự phát triển xã hội. Những cổ vũ cho việc kí tên tập thể chỉ là trò dân chủ bầy đàn mà thôi.

17 nhận xét:

  1. Lợi dụng chiêu bài Dân chủ, nhân quyền để chống phá đảng, nhà nước đã thành một chiêu bài quen thuộc của lũ chấy rận, mục đích của chúng chỉ là càng chống phá nhiều thì số tiền bẩn nhận được càng nhiều mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi thấy dân chủ thì cũng tốt nhưng đừng dân chủ quá đà. Cái gì cũng phải có nguyên tắc và quy định của nó. Không phải dân chủ là cứ thích làm gì thì làm được. Và nhà nước là người phải đề ra nguyên tắc đó. Tất nhiên nguyên tắc phải phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nước đó, chứ không thể áp dụng các nguyên tắc dân chủ ở nước ngoài vào nước ta được.

    Trả lờiXóa
  3. Nhiều kẻ lợi dụng lời nói dân chủ để mà chống phá nhà nước ta, bôi nhọ lãnh đạo và chế độ XHCN. Phải trừng trị những kẻ đó.

    Trả lờiXóa
  4. Bên nước ngoài cứ rêu rao là dân chủ nọ kia thế nhưng đó chỉ là bề ngoài. Còn thực chất thì chả dân chủ gì cả. Ai mà phát ngôn ra những điều bất lợi cho nhà nước của họ thì "xoẹt"...chết ngay mà không biết nguyên do là gì. Chứ bên nước ngoài họ không để cho những người nói ngược lại với chủ trương của nhà nước sống yên ổn đâu. Họ chỉ rêu rao thế thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Toàn bọn lợi dụng dân chủ để nói xấu nhà nước ta thôi. Chứ chúng nó có đóng góp gì cho đất nước đâu. Cái công sức rêu rao dân chủ kia thì nghĩ xem có cách nào cho đất nước ta giàu mạnh hơn không? Sao cứ phải bám đít mấy bọn phản động kia nói linh tinh làm gì?

    Trả lờiXóa
  6. Tây là tây mà ta là ta, mỗi nước có một chế độ xã hội khác nhau, lịch sử đất nước, phong tục tập quán khác nhau. Sao mà bê nguyên nền dân chủ của phương Tây vào VN được? Đơn cử một hành động đó là Tây đi ngoài đường thoải mái hôn hít nhau cũng chả sao, nhưng ở VN mà làm như thế chắc chắn sẽ có rất nhiều người khó chịu và cho rằng đó là lố bịch. CHo nên, chúng ta tiến tới công bằng, dân chủ, văn minh, là tiến tới cho một cộng đồng chung, có những quy tắc nhất định dựa trên tập quán, phong tục, thói quen của người dân, không thể dân chủ quá đã, dân chủ vô tổ chức được.

    Trả lờiXóa
  7. mỗi công dân đều có quyền tự do dân chủ, nhưng mỗi người phải dân chủ trong khuôn khổ phải thực hiện theo hiến pháp và pháp luật chứ không phải là dân chủ quá trớn, thích làm gì thì làm mà quên đi nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với dân tộc, đối với đất nước. vì vậy mỗi công dân phải có nghĩa vụ đối với đất nước của mình.

    Trả lờiXóa
  8. tự do dân chủ là những thứ con người mong muốn, nhưng ở bất kỳ lịch sử nào và bất kỳ đất nước nào thì ta đều phải sống trong hiến pháp và những quy định chung do con người tạo nên.Vì vậy ta không thể, hoặc chưa thể bê nguyên những giá trị dân chủ phương Tây vào Việt Nam được. Việc làm dại dột đó chỉ cổ vũ cho những bất mãn nổi loạn, bất chấp luật pháp, sẽ kéo lùi, cản trở sự phát triển xã hội.

    Trả lờiXóa
  9. các thế lực thù địch chúng lợi dụng chiêu bài Dân chủ, nhân quyền để chống phá đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa việt nam đó là một trong các chiêu bài của các thế lực thù địch, mục đích của chúng chỉ là tuyên truyển dân chủ của chủ nghĩa tư bản nhằm tách đảng và quân độ là hệ thống lãnh đạo của đảng ta

    Trả lờiXóa
  10. việc sửa đổi và bổ sung hiến pháp năm 1992 là việc cần thiết cho sự phát triển của đất nước ta trong thời gian hiện nay. nhưng bên cạnh đó các thế lực thù địch chúng lợi dụng vấn đề này để chống phá đảng và nhà nước ta chúng tuyên truyền chủ nghĩ dân chủ tư bản và mại bản vào hệ tư tưởng của nhân dân việt nam đó là một chiêu bài thâm độc để tiến tới lật đổ đất nước và dưới sụ lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam

    Trả lờiXóa
  11. dân chủ ở nước việt nam là một nước có nền chính trị ổn định bậc nhất khu vực đông nam á và trên thế giới. con người việt nam sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật việt nam. đất nước của nhân dân, vì nhân dân. thế mà các thế lực thù địch nó kêu rằng vi pham nhân quyên, tôn giáo... dân chú theo mấy thằng tư bản thì chúng thoải mái bắn giết lẫn nhau cướp bóc của nhau đó ấy hả.

    Trả lờiXóa
  12. CHính xác. "Việc kí tên tập thể chỉ là trò dân chủ bầy đàn". Có những người ký tên nhưng họ không ý thức được nấy những điều trên chữ ký của họ thành hiện thực thì họ được gì mất gì. CÓ những người lại ký tên để được nhận tiền, thậm chí có kẻ tự mình ký hộ cho bao nhiêu người ảo khác. Thật thiếu sự thuyết phục trong việc ký tên tập thể này

    Trả lờiXóa
  13. Việc sửa đổi hiến pháp 1992 là việc làm cần thiết, tạo đà cho sự phát triển bền vững của nước ta. Lấy ý kiến của nhân dân trong công cuộc sửa đổi hiến pháp là khẳng định quyền tự do, dân chủ của nhân dân trong thời đại ngày nay. Nhà nước Việt Nam là 1 nhà nước dân chủ, của dân, do dân, vì dân, việc các anh rận hô hào đòi dân chủ là việc làm hết sức phi lí, cần tỏ thái độ phản đối quyết liệt.

    Trả lờiXóa
  14. Lợi dụng chiêu bài Dân chủ, nhân quyền để chống phá đảng, nhà nước đã thành một hình thức đã quá quen thuộc của bon phản động. nhà nước ta cần có những biện pháp mạnh hơn nữa trong xử lý những kẻ phản động

    Trả lờiXóa
  15. chúng nó cậy dân chủ để chia rẽ nhân dân với đảng đấy.sau đó dần dần xa dời đảng với nhân dân để dễ hòng lật đổ

    Trả lờiXóa
  16. dân chủ là được đóng góp ý kiến là được tụ do ,chứ không phải nói lung tung kích động lôi kéo và uy hiếp chính quyền

    Trả lờiXóa
  17. Nặc danh20:57 14/3/13

    Tôi thích những bình luận có chút trí tuệ.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog