Chia sẻ

Tre Làng

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ


CuTeo@ post bài này để giúp một đồng nghiệp đang nghiên cứu tại Anh Quốc. Hi vọng bạn này có thêm tư liệu để hoàn thành khóa học.

I – Hiệp ước Quốc tế

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – CITES) là bản hiệp ước giữa các quốc gia thành viên về việc kiểm soát việc buôn bán, trao đổi các loài động thực vật hoang dã để tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn đến tình trạng tuyệt chủng. CITES bao gồm khoảng 5.000 loài động vật và 25.000 loài thực vật, chia làm 3 phụ lục:

Phụ lục I bao gồm những loài bị nguy cấp bị đe doạ tuyệt chủng. Việc buôn bán, trao đổi những loài trong phụ lục này cần phải có cả Giấy phép Xuất khẩu và Giấy phép Nhập khẩu cấp bởi Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

Phụ lục II bao gồm: Tất cả những loài mặc dù hiện chưa bị nguy cấp nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng nếu không khai thác hợp lý. Việc buôn bán những loài này giữa các quốc gia cần có Giấy phép Xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp.

Phụ lục III bao gồm tất cả các loài mà mỗi nước thành viên quy định theo luật pháp của họ nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế việc khai thác và cần thiết phải có sự hợp tác với các nước thành viên khác để kiểm soát việc buôn bán. Việc buôn bán những loài này cần có Giấy phép Xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây

II – Pháp luật Việt Nam


Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 dành Điều 190 quy định về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Theo đó, các hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó có thể bị phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù đến 3 năm.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


Luật này bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2010 và điều 190 được sửa đổi thành Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, Luật bổ sung thêm hành vi nuôi, nhốt và vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể của loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Mức phạt cao nhất cũng tăng lên 500 triệu đồng hoặc 7 năm tù giam.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/04/2005. Theo đó, những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời Luật cũng quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã. Việc Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12 qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó, các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị cấm trong khu bảo tồn. Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


Nghị định đã phân nhóm động vật nguy cấp, quý, hiếm thành 2 nhóm IB và IIB với những quy định về quản lý, khai thác và bảo vệ khác nhau.
Nhóm IB: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại
Nhóm IIB: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


Nghị định quy định trình tự, thủ tục cụ thể hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, bao gồm:
Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã quy định tại các Phụ lục I, II và III của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
Mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


Nghị định 99/2009/NĐ-CP là văn bản quy định mức độ xử lý đối với các vi phạm có liên quan đến công tác bảo vệ ĐVHD. Theo đó, những hành vi vi phạm căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 500 triệu đồng.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


Thông tư liên tịch này hướng dẫn thực hiện Điều 190 Bộ luật Hình sự 1999 về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý, hiếm. Theo đó, những loài động vật quý hiếm là những loài thuộc nhóm IB của Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Đồng thời thông tư cũng hướng dẫn cụ thể căn cứ để đánh giá hành vi vi phạm là gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng để áp dụng tình tiết định khung tăng nặng. Thông tư ban hành Phụ lục về việc xác định số lượng cá thể động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB để làm căn cứ xác định. Ví dụ, hành vi vi phạm liên quan đến gấu, 1 con là gây hậu quả nghiêm trọng, 2 đến 3 con là hậu quả rất nghiêm trọng, từ 4 con trở lên là đặc biệt nghiêm trọng; trong khi chỉ cần 1 con hổ là đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


Những tang vật là động vật rừng thu được trong các vụ vi phạm sẽ được xử lý lần lượt theo trình tự quy định tại thông tư này căn cứ mức độ nguy cấp, quý hiếm của từng nhóm (IB, IIB, Phụ lục I CITES, Phụ luc II CITES hay động vật rừng thông thường).
Việc xử lý cũng căn cứ vào loại tang vật là động vật rừng còn sống, đã chết hay bộ phận, sản phẩm của chúng, là loài trong nước hay nhập khẩu.

Ví dụ, đối với động vật rừng nhóm IB trong nước và còn sống được xử lý theo thứ tự sau: (i) Thả lại nơi cư trú tự nhiên; (ii) chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ động vật nếu bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ; (iii) Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường; (iv) Bán cho các vườn thú, đơn vị biểu diễn nghệ thuật, cơ sở gây nuôi động vật hợp pháp theo quy định của pháp luật; (v) Tiêu hủy các cá thể động vật rừng mang bệnh hoặc trong trường hợp không xử lý được bằng các biện pháp trên. Trường hợp đã chết hoặc bộ phận, sản phẩm của loài nhóm IB thì (i) Chuyển giao cho cơ quan khoa học, cơ sở đào tạo, giáo dục môi trường, bảo tàng chuyên ngành, cơ quan quản lý chuyên ngành, trung tâm cứu hộ loài đó để làm tiêu bản hoặc chuyển giao cơ sở y tế để nghiên cứu, bào chế thuốc; (ii) Tiêu hủy trong trường hợp tang vật mang bệnh hoặc không xử lý được bằng biện pháp trên.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


Năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quyết định này để quản lý gấu nuôi nhốt. Quyết định này nhằm mục đích quản lý số lượng gấu đang nuôi nhốt và ngặn chặn gấu mới từ tự nhiên bị bắt vào các trang trại. 
Quy định cũng nêu rõ, thời hạn đăng ký gấu nuôi nhốt trên toàn quốc là 28/02/2005. Từ ngày 01/3/2005 trở đi tất cả các chủ hộ nuôi gấu không đăng ký, nuôi mới trái phép đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


Ngày 25/09/2012, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường. Thông tư này liệt kê 160 loài động vật rừng thông thường được phép khai thác và nhân nuôi vì mục đích thương mại, theo các quy định đưa ra trong thông tư

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


Quy định này đặt ra quy định về điều kiện chuồng, trại, vệ sinh, thú ý và các điều kiện đăng ký trại nuôi gấu. Quyết định cũng nghiêm cấm các hành vi săn bắn, bẫy bắt, mua, bán, giết mổ, vận chuyển, quảng cáo, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất khẩu gấu và sản phẩm, dẫn xuất từ gấu trái với quy định của pháp luật.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


III- Tài liệu tham khảo khác


Đây là hướng dẫn của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) về việc xử lý đối với động vật hoang dã còn sống sau khi bị tịch thu dưới góc độ phục vụ cho mục đích bảo tồn. Theo đó, có một số giải pháp sau:

1) Chuyển đến các Trung tâm cứu hộ
2) Thả lại tự nhiên
3) Tiêu hủy nhân đạo

Hướng dẫn cũng nêu những nguyên tắc xử lý, phân tích cây ra quyết định để đánh giá việc áp dụng giải pháp nào cho phù hợp với những quy định hiện hành, phong tục tập quán và các điều kiện kinh tế nhưng vẫn đảm bảo việc bảo tồn loài.

Tham khảo nội dung chi tiết tại đây


NÀY THÌ HOANG DÃ

7 nhận xét:

  1. nhiều luật quá nhỉ , không đọc bài báo này chắc mình cũng ko biết là có nhiều thế này đâu .

    Trả lờiXóa
  2. thế buôn bán cái con vật trong ảnh trên thì bị phạt như thế nào nhỉ?

    Trả lờiXóa
  3. buôn bán động vật đó thì còn bị tội nặng hơn ấy chứ.

    Trả lờiXóa
  4. bài viết đang thì hay, luật pháp hiệp định quốc tế đang thì tử tế tự nhiên lại đang cái ảnh gợi tình chẳng đúng lúc gì cả, đề nghị adm cần nghiêm chỉnh hơn

    Trả lờiXóa
  5. xử lý hội buôn bán động vật phải mạnh tay vào, theo tôi thì hội này phải nặng hơn là buôn bán ma túy í, động vật đang ngày càng có nguy cơ tiệt chủng, hậu họa khôn lường lắm

    Trả lờiXóa
  6. nhiều động vận quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng. Cần phải xử lý nghiêm những đối tượng có hành vi buôn bán trái phép.

    Trả lờiXóa
  7. Về vấn đề bảo vệ động vật hoang dã , tôi có nghe nhiều trên TV, radio mà đọc bài này mới hiểu cặn kẽ về các hệ thống pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog