Chia sẻ

Tre Làng

KHÔNG CẤM, KHÔNG CHẶN CÁC Ý KIẾN KHÁC

Có những ý kiến đề nghị lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của HP 1946, chúng ta cứ đưa ra dân thảo luận thật kỹ xem thế nào.

Sáng 2-3, đoàn công tác Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (HP) 1992 do Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Ủy ban dự thảo - dẫn đầu đã có cuộc làm việc với TP.HCM về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo sửa đổi HP trên địa bàn TP.

Không nên bảo thủ

Báo cáo với đoàn công tác, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm - Trưởng ban Chỉ đạo TP về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi HP 1992, cho hay đến lúc này TP đã triển khai và tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân toàn TP một cách rộng khắp từ các cơ quan, đơn vị của hệ thống chính quyền đến từng người dân ở các khu phố. Người dân TP đã góp ý hầu như tất cả nội dung liên quan đến HP nhưng tập trung nhiều nhất vào ba chương: chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và chương Chính quyền địa phương. “Người dân tha thiết mong HP lần này tiếp thu và ghi nhận những gì đã được tổng kết từ thực tiễn và có sự đồng thuận cao của xã hội, nhất là việc hình thành cơ sở hiến định, tạo tiền đề cho xây dựng chính quyền đô thị” - bà Tâm nói.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng (thứ hai từ trái)đang trao đổi với lãnh đạo TP.HCM về công tác lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi HP 1992. Ảnh: MC

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh TP.HCM có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy việc lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo sửa đổi HP 1992 phải được tổ chức thật tốt, đảm bảo thực sự sâu, rộng; khoa học để lắng nghe và tiếp thu ý kiến dân một cách thực chất, trực tiếp với sự trân trọng cao nhất.

Chủ tịch QH cũng lưu ý TP phải chú trọng công tác tổng hợp ý kiến góp ý của người dân. Việc tổng hợp đó phải đảm bảo phản ánh một cách trung thực, thể hiện ý chí, sự thống nhất đồng thuận của người dân TP chứ không phải chỉ là của người này người kia hay nhóm người nào đó, cũng không phải chỉ là ý kiến của đại biểu này hay cán bộ nọ. Phải cho thấy sự đồng thuận của người dân ở ý kiến nào, người dân đề nghị sửa đổi, bổ sung với nội dung nào. “Ngay cả những ý kiến khác, trái chiều cũng phải ghi nhận một cách thấu đáo. Chúng ta phải trân trọng góp ý, phải lọc, tìm kiếm trong đó những tinh hoa từ thực tiễn để giúp chất lượng HP cao hơn. Nếu ý kiến người dân đồng thuận cao với số đông và phù hợp với thực tiễn phát triển thì dù có khác chúng ta cũng phải tiếp nhận. Chúng ta không nên bảo thủ, mặc dù dự thảo HP đã được xây dựng rất công phu” - ông Hùng nói.

Ý kiến khác nhau là bình thường

Với những ý kiến đóng góp khác, không như trong dự thảo sửa đổi HP, chủ tịch QH cho rằng đó là điều bình thường. Ông nói: “Trong sinh hoạt nội bộ giữa chúng ta với nhau còn có nhiều ý khác nhau, nên góp ý cho một văn kiện chính trị pháp lý như thế này có nhiều ý kiến khác nhau cũng là bình thường. Điều quan trọng là chúng ta tôn trọng, tiếp thu giải trình lại như thế nào để thuyết phục được người dân. Chẳng hạn, có những ý kiến về việc lấy lại tên nước trước đây như HP 1946. Ở đây là lấy lại tên nước chứ không phải thay đổi thể chế chính trị nhà nước ta hiện nay. Chúng ta cứ đưa ra cho toàn dân TP thảo luận kỹ lưỡng xem vấn đề này thế nào rồi trình QH để các đại biểu QH xem xét, quyết định”.

Theo chủ tịch QH, ngay cả đối với một ý kiến của một số người nhân danh tổ chức, lợi dụng đợt sinh hoạt chính trị này để tìm kiếm lợi ích riêng cũng phải tập hợp hết, không cấm, cũng không sử dụng biện pháp ngăn chặn. “Chúng ta phải đấu tranh trong nội bộ và nói cho dân biết những loại ý kiến này để xem ý chí dân thế nào. Quan trọng là thuyết phục để người dân hiểu đúng, hiểu thực chất vấn đề và tìm kiếm sự đồng thuận. Muốn thế trong những kỳ họp luận bàn về góp ý HP của HĐND địa phương hay QH cần phải công khai trước toàn dân TP và cả nước” - ông nói.

MINH CƯỜNG

4 nhận xét:

  1. đúng như lời chủ tịch quốc hội nói
    “Chúng ta phải đấu tranh trong nội bộ và nói cho dân biết những loại ý kiến này để xem ý chí dân thế nào. Quan trọng là thuyết phục để người dân hiểu đúng, hiểu thực chất vấn đề và tìm kiếm sự đồng thuận. Muốn thế trong những kỳ họp luận bàn về góp ý HP của HĐND địa phương hay QH cần phải công khai trước toàn dân TP và cả nước”

    Trả lờiXóa
  2. QUốc hội là nơi truyền đạt ý kiến của dân với chính phủ, chúng ta có quyền phát biểu đóng góp ý kiến của mình

    Trả lờiXóa
  3. mọi ý kiến nhằm đóng góp xây dựng đất nước ta phát triển đi theo con đường XHCN đều được hoan nghênh

    Trả lờiXóa
  4. ý kiến của dân luôn được tôn trọng xem xét và giải quyết thì mới làm cho dân tin tưởng và an tâm hơn vào Đảng và Nhà nước

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog