Chia sẻ

Tre Làng

TẤM BẰNG CỬ NHÂN VÀ HIỆN THỰC TRÀ ĐÁ

Chỉ một doanh nghiệp tư nhân ở Đà Nẵng đã có trên một ngàn công nhân là những người tốt nghiệp đại học. Hoàn cảnh - hay nói đúng hơn - bi kịch ông cử, bà cử phải khoác áo công nhân không phải chỉ riêng 1.000 người tại doanh nghiệp này.

Ở hai TP lớn là Hà Nội và TPHCM, sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc phải đi làm việc thời vụ để kiếm sống rất nhiều. Năm trước, từng có thanh niên tên là Huỳnh Ngọc Thành đạp xe khắp đường phố TPHCM, treo bảng tự quảng cáo:“Tôi cần một công việc. Tôi có bằng đại học ngành tài chính ngân hàng, có các chứng chỉ của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước; biết lập trình MATLAB, C++, VBA for EXCEL. Liên hệ:...”. 

Trước đó, báo chí đã có cuộc phỏng vấn một cô gái bán trà đá có tên Nguyễn Phương T ở quận Cầu Giấy, Hà Nội về câu chuyện vì sao là chủ nhân của hai tấm bằng đỏ chuyên ngành kế toán và chuyên ngành tài chính - ngân hàng nhưng phải đi bán trà đá để kiếm sống. Còn rất nhiều số phận tương tự như vậy. Cầm tấm bằng cử nhân để đi kiếm sống với tiền công đủ ăn cơm bụi và uống trà đá.

Một số địa phương từng tổ chức các chương trình “trải thảm đỏ” để đón nhân tài, nhưng thảm cứ trải mà nhân tài vẫn đạp xe tự quảng cáo mình và bán trà đá. Các doanh nghiệp săn tìm nhân sự ở khắp các hội chợ việc làm, nhưng người ôm tấm bằng cử nhân đi làm bồi bàn và giữ xe đạp khắp Sài Gòn. Đây không phải là nghịch lý của cuộc đời một con người, nghịch lý của thị trường lao động mà là nghịch lý của một nền giáo dục và đào tạo nghề nghiệp.

Bức tranh của thị trường lao động cũng phản ảnh chân dung của nền kinh tế. Hàng trăm doanh nghiệp sập tiệm, ngừng hoạt động trong hai năm nay cũng là nguyên nhân của hàng ngàn cử nhân, kỹ sư lang thang ngoài đường hay làm lao động thời vụ kiếm sống.

Và điều quan trọng hơn còn nằm ở chỗ khác. Nếu có một cuộc điều tra xã hội học để tìm ra con số thực về cử nhân, kỹ sư đi làm công việc của lao động phổ thông trên cả nước, sẽ cho thấy một hiện thực về chất lượng đào tạo và chiến lược đào tạo của quốc gia. 

Cử nhân làm công nhân, doanh nghiệp thiếu thợ kỹ thuật để tham gia vào dây chuyền sản xuất, thực tế đó bắt buộc phải kiểm điểm lại chiến lược đào tạo của quốc gia, phải đánh giá nghiêm túc chất lượng nguồn nhân lực để có thay đổi cho kịp đòi hỏi của đất nước.

Có nhiều thứ giả tạo cần phải điều chỉnh để tìm lại đúng giá trị thật, trong đó quan trọng nhất là giá trị của nguồn nhân lực.

2 nhận xét:

  1. quy tắc xin việc ở việt nam là gì,thứ nhất hậu duệ,thứ hai quan hệ,thứ 3 tiền tệ thứ 4 trí tuệ còn cuối cùng là mặc kệ tao khỏi cần nữa

    Trả lờiXóa
  2. thật buồn cho cách trưng dụng nhân tài nước ta,người quá giỏi thì ít ai làm ở trong nước vì lương quá bèo.toàn làm cho nước ngoài hoặc công ty nước ngoài.trong nước thì toàn con ông cháu cha khổ quá cơ

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog