Chia sẻ

Tre Làng

VỀ VẤN ĐỀ PHI CHÍNH TRỊ HÓA QUÂN ĐỘI

Mõ Làng

Cái lí lẽ quân đội phải đứng ngoài chính trị, không được can dự vào những tranh giành chính trị giữa các đảng phái. Quân đội chỉ trung thành với quốc gia, dân tộc, có nhiệm vụ chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Quân đội nhân dân chỉ trung thành với nhân dân chứ không trung thành với một đảng chính trị, bỡi vì đảng chính trị chỉ là một tập hợp lực lượng không phải là toàn thể nhân dân… Nhiều lí lẽ nghe qua rất dế chấp nhận, ngộ nhận và đều đi đến một mục tiêu: Tách quân đội ra khỏi chính trị, phi chính trị hóa quân đội.


Hôm nay Mõ tôi xin có vài ý kiến thế này:

Trước hết, cần thấy rằng, hai khái niệm “quân đội đứng ngoài chính trị” và “chính trị hóa quân đội” là có nội hàm khác nhau. Điều này rất dễ làm người ta ngộ nhận khi nói về “phi chính trị hóa quân đội”.

Để thấu đáo vấn đề, chúng ta nên đi từ khái niệm “chính trị”. Chính trị là gì, là một chế độ xã hội gắn liến với một hệ tư tưởng, một hình thái nhà nước nắm quyền thống trị đất nước. Trên nền tảng chính trị đó, người ta thiết lập nên một “chế độ chính trị” mà đặc trưng của nó được biểu hiện trên ba mặt: hệ tư tưởng chính trị, hình thái kinh tế và kiểu tổ chức xã hội. Vậy là, khi đã định hình chế độ chính trị cho một quốc gia, cả quốc gia đó vận hành trong màu sắc chính trị, không khí chính trị mà nó chấp nhận. Vì vậy, thật khó hoặc là không thể rạch ròi cái gì là đứng ngoài chính trị trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại của một quốc gia khi nó được xây dựng trên nền một chế độ chính trị nhất định. Một bài hát có ca từ phù hợp hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của một chế độ chính trị đều “mang tính chính trị” cả. Và vì vậy, đặt vấn đề phi chính trị hóa quân đội là một ý niệm vu vơ, thiếu căn cứ.

Nhà nước là sản phảm tất yếu của chế độ chính trị. Nó sinh ra để duy trì quyền thống trị của giai cấp và thực hiện chức năng xã hội. Cấu thành của Nhà nước bên cạnh các Bộ chức năng bao giờ cũng có quân đội, công an. Hai bộ phận này có chức năng bạo lực trấn áp để chống thù trong, giặc ngoài bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ chính trị, đảm bảo an ninh xã hội. Trong lịch sử và hiện tại, các giai cấp muốn chiếm quyền thống trị xã hội đều phải có lực lượng quân đội để đánh bại kẻ thù. Và khi đã thành công, giai cấp cầm quyền lại xây dựng quân đội hùng mạnh để sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ đất nước. Vậy, ý tưởng phi chính trị quân đội, một lần nữa lại là hoang tưởng.

Ở một số nước, có chuyện hiến định quân đội đứng ngoài chính trị, không ai được chính trị hóa quân đội. Những nước đó thường có chế độ đa đảng. Đảng chính trị nào thắng trong tranh cử thì đứng ra lập bộ máy Nhà nước, lựa chọn các bộ trưởng. Ở các quốc gia này, đấu tranh chính trị giữa các đảng đối lập rất quyết liệt. Các nhà lập pháp thấy rằng nếu đảng phái chi phối quân đội thì sẽ dẫn đến độc quyền. Vì vậy quy định quân đội đứng ngoài chính trị. Tất nhiên, không phải vì thế mà quân đội trở thành thứ “vô phèng”. Quân đội phải phục tùng tổng thống hoặc nhà vua. Không thế chắc chẳng ai ra lệnh được cho quân đội khi cần đánh đông dẹp bắc. Như vậy quân đội cũng phải có người cầm cương. Người cầm cương đó là tổng thống, nhà vua hoặc tổng bí thư (ở những nước độc đảng). Thường thì ông tổng thống, nhà vua hoặc ông tổng bí thư thống lĩnh quân đội, ấn nút chiến tranh. Tổng thống đại diện cho chế độ chính trị đại nghị, nhà vua đại diện cho chế độ chính trị quân chủ, tổng bí thư đại diện cho chế độ cộng sản. Vậy sao lại nói quân đội đứng ngoài và phi chính trị được, thật là lú lẫn.

Còn bây giờ, Mõ tôi nói đến câu chuyện “phi chính trị hóa quân đội”. Phi chính trị hóa quân đội được hiểu là không được lập đảng phái trong quân đội. Hay nói cách khác, đã là quân nhân thì không được phép tham gia các đảng phái chính trị. Chứ không phải quân đội đứng ngoài chính trị. Quy định này nhằm chống sự chia rẽ trong quân nhân khi đứng trong các đảng đối lập, tránh việc đảng chính trị chi phối quân đội theo ý của mình. Thông thường quy định quân đội đứng ngoài các đảng chính trị, không can thiệp vào các hoạt động tranh giành ảnh hưởng chính trị giưa các đảng có ở các nước thực hiện chế độ chính trị đa đảng. Tuy vậy, khi cần quân đội vẫn có thể trở thành lực lượng chính trị để bảo vệ lợi ích quốc gia. Thái Lan chẳng hạn, quân đội không ra mặt ủng hộ đảng “áo đỏ” hay “áo vàng”, nhưng quân đội vẫn thực hiện các cuộc đảo chính và lên nắm quyền tạm thời. Ở quốc gia chỉ có một đảng duy nhất độc quyền lãnh đạo thì chuyện chính trị hóa quân đội, xây dựng đảng trong quân đội để tăng thêm sức mạnh chi phối lực lượng vũ trang chẳng có gì phải bàn cãi. Cái đó chỉ có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng cầm quyền mà thôi. Nếu ở quốc gia có chế độ chính trị đa đảng đối lập thì hẵng bàn đến “phi chính trị hóa quân đội”. Còn ở Việt Nam ta nếu chỉ có duy nhất một đảng chính trị thì việc bàn đến “phi chính trị hóa quân đội” trở nên lãng phí chất xám. Bao giờ có đa đảng đối lập thì hẵng bàn đến vấn đề đó.

Câu chuyện quân đội ta là “quân đội nhân dân”, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, cho nên “quân đội chỉ trung thành với nhân dân” không được bắt quân đội trung thành với đảng. ĐCS chỉ có 3 triệu đảng viên còn nhân dân có hơn 80 triệu. Luận điểm này dễ làm nhiều người lung túng vì nó lẫn sau dụng ý đối lập đảng với nhân dân, tách đảng ra khỏi dân tộc và nhân dân. Hiến pháp quy định quân đội trung thành với đảng với dân tộc với nhân dân chứ không phải chỉ với đảng. Đảng CS Việt Nam, lực lượng duy nhất lãnh đạo hệ thống chính trị thực hiện các mục tiêu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cho đến nay đảng vẫn đứng vững và giữ được vai trò của mình bỡi vì nó có nền tảng vững chắc đó là “Mọi lợi ích của đảng thống nhất với lợi ích của nhân dân” vì vậy nó được nhân dân ủng hộ. Quân đội trung thành với đảng cũng đồng nghĩa trung thành với nhân dân mà thôi. Mỗi khi đảng xa rời lí tưởng phục vụ lợi ích của nhân dân thì sẽ bị nhân dân từ chối và vì vậy không bao giờ nhân dân chấp nhận quân đội “chỉ biết còn đảng là còn mình”. Trong thực tiễn lịch sử chiến tranh, quân đội nhân dân VN đã vì nhân dân mà chiến đấu nên luôn được nhân dân ủng hộ, đùm bọc. Bên cạnh quân đội chính quy còn có cả dân quân tự vệ, du kích, toàn dân đánh giặc. Trong hòa bình xây dựng, ngoài chuyện thường trực đánh giặc ngoại xâm, quân đội còn làm kinh tế ở những vùng chiến lược mà họ đứng chân. Quân đội tham gia công tác xã hội vì dân ở những vùng đặc biệt khó khăn… nên được lòng dân. Những công việc trực tiếp đó của quân đội không phải tự thân quân đội mà xuất phát từ chủ trương, chính sách của đảng cầm quyền. Vậy nên, phủ nhận vai trò của đảng chính trị với quân đội liệu có đúng đắn.

Cuối cùng, Mõ tôi xin thưa rằng, để có chỗ đứng trong lòng nhân dân thì đảng phải đề ra và thực thi những chính sách hợp lòng dân. Mọi đảng viên của đảng phải thực sự vì dân, nêu gương sáng cho nhân dân thì chẳng cứ họ là cán bộ đảng, quân đội hay công an, muốn để điều 4, muốn chính trị hóa quân đội đều được dân ủng hộ mà thôi.

56 nhận xét:

  1. quân đội ta trung vơi đảng hiếu với dân, quân đội đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản đó là điều hiển nhiên, phù hợp với lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia

    Trả lờiXóa
  2. Quân đội nhân dân Việt Nam, từ nhân dân mà ra, vì nước quên thân, vì dân phục vụ. ko cần chính trị hóa hay phi chính trị hóa gì cả. Quân đội bảo vệ tổ quốc.

    Trả lờiXóa
  3. Quân đội là lực lượng vũ trang, là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc giữ vững an ninh đất nước. Hãy nhìn sang các nước bên cạnh có thể thấy sự bất ổn chính trị.

    Trả lờiXóa
  4. không thể tách rời chính trị với quân đội như nước ngoài được đây là điều mong muốn của chúng nó

    Trả lờiXóa
  5. quân đội là phải gắn với chính trị chứ,cần có quân đội để bảo vệ đất nước nhân dân đảng và nhà nước việt nam

    Trả lờiXóa
  6. Quân đội là để bảo vệ Đảng Nhà nước và nhân dân vì vậy không thể phi chính trị hóa được

    Trả lờiXóa
  7. Không thể phi chính trị quân đội được vì nó sẽ làm tiền đề cho bọn phản động lợi dụng để lật đổ chính quyền ta

    Trả lờiXóa
  8. Chắc chắn nếu phi chính trị lực lượng vũ trang thì đất nước ta sẽ loạn mất.

    Trả lờiXóa
  9. việc này rất phức tạp ảnh hưởng đền nhiều truyện khác như đa đảng tranh quyền tranh chấp rất mất ổn định

    Trả lờiXóa
  10. Quân đội từ nhân dân mà ra bảo đảm lợi ích của nhân dân mà Đảng ta lại là ý chí của nhân dân vì thế Quân đội bảo vệ Đảng chẳng có gì sai cả

    Trả lờiXóa
  11. Hiến Pháp Mới07:43 5/3/13

    Xin bạn bài này nhé.

    Trả lờiXóa
  12. nếu phi chính trị lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam, thì lấy ai ra bảo vệ đất nước nữa khi bọn phản động lợi dụng điều này sẽ gây nguy hiểm cho đất nước ta.nên không thể phi chính hóa quân đội nhân dân Việt Nam được.

    Trả lờiXóa
  13. phi chính trị hóa là sai lầm của bất kỳ 1 quốc gia nào thực hiện vấn đề này.

    Trả lờiXóa
  14. Ở Việt Nam ta vì chỉ có duy nhất một đảng chính trị nên việc bàn đến “phi chính trị hóa quân đội” trở nên lãng phí chất xám.

    Trả lờiXóa
  15. Quân đội phục vụ cho Đảng, n.nước bảo vệ nhân dân mọi hoạt động "phi chính trị hóa quân đội" là điều hoàn toàn sai lầm.

    Trả lờiXóa
  16. Quân đội nhân dân Việt Nam là :"Vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, quân đội nhân dân ở nhân dân mà ra, được dân mến được dân tin, suốt đời tranh đấu không ngừng vì đất nước thân yêu." Nếu phi chính trị hóa quân đội nhân dân thì ai sẽ là người bảo vệ nhân dân?Bào vệ Đảng, Nhà nước???

    Trả lờiXóa
  17. Dạo này mấy anh lưu vong chõ mỏ vào chính chị chính em hơi nhiều, cứ bàn ra bàn vào việc điều 4 với cả phi chính trị hóa quân đội làm tình hình phức tạp thêm. Các vị này chắc muốn VN giống Mỹ chứ giề. Mỹ thì có gì hay ho chứ, tự do bắn giết, tự do gài bẫy, nghe lén, bôi nhọ, hạ bệ nhau... Tớ thấy cứ bình yên êm ả như thế này là được rồi, tội gì biến VN thành một đất nước thành rối ren, đâu đâu cũng thấy trẻ con chĩa súng vào trường học...

    Trả lờiXóa
  18. chúng ta phai hiểu thế này! quân đội là gì là lực lượng bảo vệ lãnh thổ biên giới của đất nước khi sảy ra chiến tranh. vậy nếu mà phi quân sự và bán vũ trang thì khi sảy ra chiến tranh làm sao mà huy động đc lực lượng này nhanh để phục vụ đất nươc được

    Trả lờiXóa
  19. Like cái còm men của bạn Đêm hội Long tri thế, các chú cứ bàn ra bàn vào làm giề? Phi chính trị hóa quân đội để thương mại hóa quân đội à? Thế lấy ai ra bảo vệ đất nước mình? Các chú ở nước ngoài các chú ko cần QĐND VN bảo vệ, chớ bọn anh cần, bọn anh tin yêu QĐNDVN lắm, các chú chớ có ăn nói hàm hồ ná.

    Trả lờiXóa
  20. không thể phi chính trị hóa quân đội được,không thể phủ nhận được vai trò của quân đội để bảo vệ nền chính trị,2 cái đó luôn phải đi cùng nhau

    Trả lờiXóa
  21. sao lại có chuyện phi chính trị hóa quân sự được,quân sự sinh ra để bảo vệ cho nền chính trị

    Trả lờiXóa
  22. quân đội nhân dân là lực lương lòng cốt để bảo vệ đảng, bảo vệ nhân dân không phi chính trị hóa quân đội

    Trả lờiXóa
  23. các thế lực thù địch chúng muốn nước ta sửa đổi điều 4 hiến pháp năm 1992 để đa nguyên chính trị đa đảng đối ập và phi chính trị hóa quân đội. nhưng lịch sử chứng minh rằng chỉ có đảng cộng sản việt nam lãnh đạo đưa đất nước và con người việt nam tiến tới chủ nghĩa xã hội và người dân việt nam có cuộc sống ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay

    Trả lờiXóa
  24. Dạo này mấy thằng phản động lưu vong chõ mỏ vào chính chị chính em hơi nhiều, cứ bàn ra bàn vào việc điều 4 với cả phi chính trị hóa quân đội làm tình hình phức tạp thêm. mấy này chắc muốn VN giống Mỹ chứ giề. Mỹ thì có gì hay ho chứ, tự do bắn giết, tự do gài bẫy, nghe lén, bôi nhọ, hạ bệ nhau... Tớ thấy cứ bình yên êm ả như thế này là được rồi, tội gì biến VN thành một đất nước thành rối ren, đâu đâu cũng thấy trẻ con chĩa súng vào trường học...

    Trả lờiXóa
  25. phi chính trị lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam, thì khi sảy ra chiến tranh lấy ai ra bảo vệ đất nước nữa và khi bọn phản động lợi dụng điều này sẽ gây nguy hiểm cho đất nước ta.nên tuyệt đối không thể phi chính hóa quân đội nhân dân Việt Nam được.

    Trả lờiXóa
  26. vấn đề quân đội miễn bàn thêm chỉ cần tăng thêm lực lượng và chất lượng để khả nag chiến đấu và bảo vệ đất nước đc tốt hơn tốt hơn nữa thui

    Trả lờiXóa
  27. quân đội nhân dân Việt Nam vì dân vì nước quên thân phục vụ

    Trả lờiXóa
  28. Mình thấy chả có vấn đề gì cả, tất cả đều bình đẳng thôi.

    Trả lờiXóa
  29. không có quân đội thì lấy ai ra ngăn cản mấy thằng phản động chúng nó chứ!đúng là vớ vẩn quá!quân đội nhân dân việt Nam bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng và chính quyền nhà nước!

    Trả lờiXóa
  30. Quân đội ta là của nhân dân, được lập ra để bảo vệ lợi ích của nhân dân chứ không phải thuộc về bất cứ đảng phái nào cả. Tuy nhiên quân đội cũng gẵn liền với Đảng CSVN, và thực hiện dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.

    Trả lờiXóa
  31. nếu phi chính trị hóa quân đội có lẽ sức mạnh của 1 nước sẽ ko còn nữa và đất nước của họ sẽ mất đi bất cứ lúc nào. chính trị dối den, xã ổn bất ổn.

    Trả lờiXóa
  32. quân đội là lực lượng bảo vệ đất nước, chống thù trong giặc ngoài, thiếu quân đội như người không có chân tay thì có suy nghĩ giỏi cũng chỉ là vô vọng.

    Trả lờiXóa
  33. Đảng nhà nước và q.đôi có mói quan hệ mật thiết với nhau, đảng n.nước mà không có quân đội và ngược lại thì có lẽ sẽ không còn tồn tại của 2 dối tượng trên.

    Trả lờiXóa
  34. Quân đội là sức mạnh, lực lượng hùng hậu, tinh nhuệ của 1 nước, họ có sức chiến đấu ko giới hạn, để bảo vệ nhà nước, chế độ của mình, phi chính trị hóa quân đội là đi ngược lại với suy nghĩ này.

    Trả lờiXóa
  35. Quân đội là tay sai, là người 1 mực trung thành với Đang n.nước, vì vậy Phi chính trị hóa quân đội là sai lầm.

    Trả lờiXóa
  36. phi chính trị hóa quân đội nếu thực sự xảy ra, vậy khi 1 giai cấp thống trị có nguy cơ lật đổ vậy tổ chức hay lực lượng nào sẽ bảo vệ họ, câu tloi đó là lực luong vũ trang mà thôi.

    Trả lờiXóa
  37. Quân đội là lực lượng trọng yếu trong việc bảo vệ hòa bình, chủ quyền của một quốc gia, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, không thể phi chính trị hóa lực lượng quân đội được. Quân đội phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Không thể phi chính trị hóa quân đội!

    Trả lờiXóa
  38. Ôi zời! Sao lại có thằng nào mà bảo phi chính trị hóa quân đội nhỉ? Quân đội là để bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ nền chính trị này. Làm sao mà có thể phi chính trị hóa quân đội được???

    Trả lờiXóa
  39. Chẳng có nước nào ở trên thế giới này phi chính trị hóa quân đội cả. Toàn lũ vô công rồi nghề, ngồi nghĩ ra những điều vớ vẩn.

    Trả lờiXóa
  40. Mẹ kiếp! Mấy thằng mà phát ngôn ra cái này chắc bị bọn phản động lôi kéo, nhồi nhét vào đầu mấy cái ý tưởng hòng làm loạn đất nước này. Loạn hết rồi! Cho chúng nó vào tù hết đi.

    Trả lờiXóa
  41. Quân với dân một lòng. Quân từ dân mà ra. Xưa ông cha ta đánh giặc ngoại xâm cũng phải huy động sức mạnh toàn dân để hình thành ra một đội quân có thể thiếu về vật chất nhưng chả thua kém bất cứ đội quân nào về sức mạnh, ý chí, thiện chiến. Quân đội là sức mạnh. Chả có lý thuyết nào bảo triệt tiêu sức mạnh của mình đi để cho mình mạnh thêm cả.

    Trả lờiXóa
  42. Không thể phi chính trị quân đội được vì nó sẽ làm tiền đề cho bọn phản động lợi dụng để lật đổ chính quyền ta. Cứ có tiền là thuê quân đội thì loạn hết ah

    Trả lờiXóa
  43. quân đội là lực lượng bảo vệ đất nước, chống thù trong giặc ngoài, thiếu quân đội như người dân lấy ai bảo vệ mình

    Trả lờiXóa
  44. QUân đội Nhân dân mà, ngay cả cái tên cũng đã nói lên bản chất của quân đội rồi.

    Trả lờiXóa
  45. Quân đội là của nhà nước, của nhân dân, làm sao có thể phi chính chính trị được

    Trả lờiXóa
  46. Quân đội chỉ trung thành với quốc gia, dân tộc, có nhiệm vụ chống ngoại xâm bảo vệ đất nước. Đứa nào thiếu não nghĩ ra cái trò phi chính trị hóa quân đội thế

    Trả lờiXóa
  47. quân đội việt nam không mạnh nhất thế giới nhưng mà chưa có quân đội nào đánh thắng đc

    Trả lờiXóa
  48. Quân Đội là lực lượng gìn giữ chính trị, bảo vệ đất nước, quan điểm quân đội ngoài chính trị là hoàn toàn sai lầm, đó chính là lời lẽ của lũ phản động

    Trả lờiXóa
  49. Không thể phi chính trị hóa quân đội được.Quân đội phải được trang bị phẩm chất chính trị vững vàng,phải hiểu được nhiệm vụ của mình là phải bảo vệ Đảng ,bảo vệ nhà nước.Nếu phi chính trị hóa quân đội thì quân đội ta sẽ không có cơ sở vững chắc và sẽ suy yếu rất nhiều

    Trả lờiXóa
  50. nếu phi chính trị lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam, thì lấy ai ra bảo vệ đất nước, bảo vệ tổ quốc, khi bọn phản động đang lợi dụng điều này sẽ gây bất ổn cho đất nước ta, nên không thể phi chính hóa quân đội nhân dân Việt Nam được.

    Trả lờiXóa
  51. Thử hỏi phi chính trị hóa quân đội nếu thực sự xảy ra, vậy khi 1 giai cấp thống trị có nguy cơ lật đổ vậy tổ chức hay lực lượng nào sẽ bảo vệ họ, chỉ có thể là lực lượng vũ trang mà thôi.

    Trả lờiXóa
  52. Dạo này mấy thằng phản động lưu vong chõ mỏ vào chính chị chính em hơi nhiều, cứ bàn ra bàn vào việc điều 4 với cả phi chính trị hóa quân đội làm tình hình phức tạp thêm.

    Trả lờiXóa
  53. Quân đội ta là của nhân dân, được lập ra để bảo vệ lợi ích của nhân dân chứ không phải thuộc về bất cứ đảng phái nào cả. Tuy nhiên quân đội cũng gẵn liền với Đảng CSVN, và thực hiện dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, phi chính trị hóa là sai lầm cho mọi đất nước.

    Trả lờiXóa
  54. Không thể phi chính trị quân đội được vì nó sẽ làm tiền đề cho bọn phản động lợi dụng để lật đổ chính quyền ta

    Trả lờiXóa
  55. Phi chính trị làm sao được, lấy ai ra đẻ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân

    Trả lờiXóa
  56. Quân đội là của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của nhà nước, phi chính trị hóa thì còn gọi gì là quân đội nhân dân nữa, tuyệt đối không được

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog