Chia sẻ

Tre Làng

AI SẼ THÔNG CẢM CHO DÂN?


Lại một sự đòi hỏi người dân phải chia sẻ. Nhưng thưa Bộ trưởng, thưa Thứ trưởng, thưa Trưởng ban, thưa Tiến sĩ…Thế ai sẽ thông cảm cho người dân đây?

Trong cuộc họp báo để thanh minh thanh nga cho câu chuyện những cái trạm thu phí sẽ dày đặc trên quốc lộ huyết mạch 1A, song song với phí bảo trì đường bộ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã “chốt” bằng mấy chữ, rằng: “Người dân phải chia sẻ với nhà nước”.

Câu này nghe rất quen. Người dân lập tức nhớ lại lời ông Trần Văn Hải, một quan chức ngành điện, rằng: “Dân nên chia sẻ và hi sinh cho thủy điện”. Một nữ thứ trưởng thì giải thích chuyện thuế thu nhập cá nhân bằng câu “Tính thế là khoan sức dân rồi”. Thời sự hơn, ngay tuần trước, khi NHNN hạ lãi suất tiền gửi xuống mức 7,5% thay vì 8%, một Tiến sĩ ngành ngân hàng ôn tồn khuyên nhủ “Người dân nên coi việc lãi suất tiết kiệm giảm là sư chia sẻ với nền kinh tế”.

Và nói đến câu chuyện nghĩa vụ chia sẻ, thông cảm, trách nhiệm của người dân, với một thứ gì đó các quan chức chúng ta không thể tròn vành rõ chữ giải thích, không thể không nhắc lại lời của một quan chức, thật tình cờ, cũng của ngành GTVT, khi ông khẳng định nuột nà “Sử dụng xe máy chủ yếu là người nghèo, nên Bộ chỉ đề xuất có 500.000 đồng/năm”.

Dường như khi đã nói đến nghĩa vụ, trách nhiệm (của dân) trước những khoản quy tiền mà phải viện dẫn đến những phạm trù chung chung kiểu “hãnh diện”, “vinh dự”, “tự hào”, “chia sẻ”, “thông cảm”, thậm chí “hi sinh”.. thì có nghĩa là những người có trách nhiệm trả lời câu hỏi vì sao đối với những khoản tiền túi người dân phải nộp đã “bí từ” lắm rồi thì phải.

Nhưng thưa Bộ trưởng, thưa Thứ trưởng, thưa Trưởng ban, thưa Tiến sĩ…Thế ai sẽ thông cảm cho người dân đây?
Nhớ khi mở màn cho câu chuyện phí bảo trì đường bộ, ngành GTVT giải thích sẽ bỏ trạm thu phí. Và giờ, khi QL 1A bị băm nhỏ bởi 21 trạm thu phí, song song với phí bảo trì đường bộ, thì Bộ lại giải thích đó là BOT, là phí, nhưng là phí tư nhân. Kèm theo mấy thông số, rằng sẽ tăng gấp 3,5 lần. Sẽ thu trong 20 năm. Sẽ…

Dường như mật độ phí đang ở tốc độ phi mã. Trong một bài viết trên Lao Động tuần trước, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng đã đưa ra một chi tiết có vẻ không hề ngẫu nhiên: Trong số 17 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ thì có tới 11 dự thảo văn bản liên quan đến xử phạt hành chính, chiếm gần 65%.
Còn tin thời sự hôm qua là phí nước thải sinh hoạt sẽ bắt đầu được thu kể từ 1-7.

Trong ngày mà vị Thứ trưởng đòi hỏi sự “chia sẻ”, Tuổi trẻ công bố một kết quả khảo sát cho thấy ở nhiều khu công nghiệp, khắp các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM… giá trị bữa ăn của công nhân chỉ 7.000 - 12.000 đồng/người/bữa. Giá trị nó bèo bọt, nó thảm hại đến mức Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long cũng ngậm ngùi trước tình trạng nhà cung cấp phải mua nguyên liệu rẻ, như cá biển ươn, dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Mỗi năm có 2.000-2.500 người bị ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, chiếm 50-70% tổng số ca ngộ độc thực phẩm cả nước.

Và với thứ rẻ mạt, thiu thối được gọi là bữa cơm đó (chưa kể đến việc nhịn ăn mà có người gọi là “hội chứng tự ăn thịt mình”), không hiểu những người công nhân có còn đủ hơi sức để nuôi dưỡng sự kiên nhẫn khi phải nghe đi nghe lại những “chia sẻ”, “thông cảm”, “hy sinh” cho một cái gì đó chẳng của ai cả.

Nguồn: Đào Tuấn

13 nhận xét:

  1. Cái gì cũng đổ nên đầu dân..haizzzz..lương thì không tăng mà bao nhiêu thứ tăng, mấy cái ông to to ở trên cao không thấy là đúng rồi, cho mấy ông đấy xuống như bọn mình xem, có mà bỏ ngay máy cái tram đó đi ngay, đúng là ai sẽ thông cảm cho dân đây.

    Trả lờiXóa
  2. nhà nước nên cân đối chính sách cho phù hợp đừng để mất lòng dân, hạn chế tối đa sự bức xúc của nhân dân, như vậy nhà nước,m Đăng sẽ lấy được lòng dân, được nhân dân tự giác cảm thông, chia sẻ với chính quyền chứ không cần phải đi xin dân thông cảm

    Trả lờiXóa
  3. Người dân phải chia sẻ cho các vị thì ai sẽ chia sẻ cho người dân đây.Cái gì làm không tốt cũng đòi hỏi nhân dân phải chia sẻ ,chịu đựng mà bọn họ không biết nhân dân đang dần héo mòn vì những chính sách ,những chỉ tiêu của họ.Những vị lãnh đạo nên làm tốt hơn nữa vai trò của mình thì dân sẽ tự hiểu và sẽ tự chia sẻ cho các vị.

    Trả lờiXóa
  4. Thu phí để duy trì, sửa chữa đường đi, không thì đâu ra nguồn phí khổng lồ đấy, thực chất là các công ty, doanh nghiệp vận tải mới phải nộp nhiều chứ người dân tham gia thì khoản đóng đó cũng hợp lý, vừa phải mà thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Đừng để "con giun xéo lắm cũng oằn". Các ông ngồi phòng mát, đi xe đẹp, có hiểu được những người ăn cơm 7000đ/suất không?

    Trả lờiXóa
  6. nhân dân phải đóng thuế để xây dựng đât nước, đó là quyền và nghĩa vụ của nhân dân. Thử hỏi xem, nếu không đóng thuế thì lấy tiền đâu ra để xây hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình phúc lợi cho nhân dân, nhưng các loại thuế phải phù hợp

    Trả lờiXóa
  7. @bạn Monter cristo: bây giờ ăn cơm 7000 là còn sang bạn ạ, có người nghèo khổ, chỉ dám ăn 2000 cơm trắng đó. Hic....kẻ ăn không hết, người lần không ra. Xã hội ngày nay khoảng cách giàu nghèo vẫn còn nhiều lắm. Cần lắm sự chia sẻ, chia sẻ cộng đồng, chia sẻ khó khăn của nhân dân, đành rằng dân phải có trách nhiệm với đất nước, nhưng nếu những cái trách nhiệm đó được đưa ra hợp lý, vừa phải thì người dân cũng vui vẻ chấp nhận và thực hiện thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân nên việc nhân dân cùng các cơ quan chính quyền chia sẻ cho nhau nhiệm vụ xây dựng và phát triển đất nước là điều tất nhiên, chính quyền dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải có sự giúp sức của nhân dân mới hoạt động đạt hiệu quả cao, việc gì cũng cần phải đoàn kết mới tạo nên được sức mạnh, quyết tâm để hoàn thành

    Trả lờiXóa
  9. mình thấy cũng chưa hợp lí lắm với vấn đề trạm thu phí này, đường đâu cũng có trạm thu, đi trục đường quốc lộ 1A cứ đi là gặp, dân thì không thê không đi mà đi,nộp phí dân đồng ý, nhưng nó phải hợp lí, không thể lạm dụng quá được, người dân thì phải khốn đốn với cuộc sống, lương bổng hiện vẫn đang ở mức thấp, giá cả thị trường thì rất mất ổn định, vì vậy cần phải tính toán lại cho hợp lí không thể mệnh nghành nào nghành đó làm cũng được!

    Trả lờiXóa
  10. Nghe mà thấy buồn não nề. Tờ không đồng quan điểm với tác giả cho lắm. Hiện nay, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, nợ xấu đang còn nhiều, để giảm bớt gánh nặng đó cho nhà nước còn ai khác ngoàn người dân. "Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách" đó là nguyên lí ngàn đời của người xưa rồi. Vì vậy thay vì kêu than, xin người dân hãy đồng cảm, chia sẻ điều đó và lấy làm tự hòa vì điều đó nữa.

    Trả lờiXóa
  11. Tin Han. Anh bạn nghe cho rõ đây. Nhà nước thất thoát tiền, làm ăn thua lỗ là do đâu, chẳng phải do đặt những kẻ bất tài lên làm giám đốc, rồi tổng giám đốc đó à. Chuyện gì cũng đổ lên đầu dân, làm ăn thua lỗm hụt vốn thì phải tự chịu chứ sao lại bắt dân chịu. Phải để cho dân người ta còn thở nữa chứ.

    Trả lờiXóa
  12. "nhân dân phải chia sẻ với nhà nước" nhân dân dạo này chia sẻ với nhà nước rất nhiều nào là nước tăng điện tăng xăng tăng cái gì cũng tăng..đấy nhân dân đang còng lưng để chia sẻ đó,xăng dầu thì đánh úp bất ngờ không cho nhân dân 1 lời giải thích rõ ràng

    Trả lờiXóa
  13. Pham Huenh02:58 7/4/13

    dan la gi ? co cau "quan voi dan nhu ca voi nuoc",hoac vi chinh quyen voi dan:"nuoc noi thi thuyen noi"- vay dan la nuoc.Ma nuoc thi vo cung nhieu , vo cung re .Co gi ma cac bac cu am i len the.Chao.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog