Chia sẻ

Tre Làng

CHÙA MỘT CỘT: Chuyện dọa của nhà sư và phản ứng nhanh của cơ quan quản lý

LâmTrực@

Người Việt Nam, ai cũng biết chùa Một Cột. 

Đó là một ngôi chùa cổ độc đáo, đã từng xác lập kỷ lục châu Á vì kiến trúc độc đáo của nó. Nói tới Hà Nội, người ta nghĩ đến ngay Hồ Gươm và chùa Một Cột.

Rất tiếc, đã nhiều năm qua, ngôi chùa này đã xuống cấp nghiêm trọng, người trụ trì, các phật tử và người dân cả nước đều hết sức lo lắng cho số phận của ngôi chùa này. Với hiện trạng, ngôi chùa cần được trùng tu, tôn tạo và đó là nhu câu cực kỳ bức xúc. Bởi nếu không nó sẽ chỉ còn là phế tích. Bằng không, với sự nhiệt tình lo lắng của các phật tử, ngôi chùa sẽ được tự trùng tu với số kinh phí hoàn toàn là của người dân và lẽ dĩ nhiên nó sẽ trở thành phiên bản chùa "Trăm gian thứ hai". Với cách làm này, vai trò quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử văn hóa trở nên mờ nhạt và bị đặt ra bên ngoài cuộc chơi.

Mấy hôm rồi dư luận nóng lên với là thư "dọa" chính quyền của nhà sư trụ trì là Đại đức Thích Tâm Kiên. Nội dung thư thể hiện trách nhiệm của người dân với di tích này nhưng đồng thời thể hiện sự bức xúc trước thái độ được coi là thờ ơ của ngành văn hóa Hà Nội thông qua cách hành văn kiểu "tối hậu thư". Theo đó thời hạn “chờ giải quyết” do nhà chùa đưa ra là 30 ngày, kể từ khi đơn được viết vào ngày 3/5/13. 
Đại đức Thích Tâm Kiên chỉ vào những chỗ dột tại chùa Một Cột
Sự bức xúc với lời lẽ kiểu tối hậu thư ấy hóa ra lại có hiệu ứng bất ngờ. Ngay khi lá thư trên được gửi đi và được đăng tải trên mạng, nó đã nhận được sự quan tâm hết sức nồng nhiệt của người dân với những comment khá quyết liệt. Và cũng rất nhanh, lá đơn trên đã lập được kỷ lục mà hàng chục lá đơn khác không thể cất tiếng nói của mình trong nhiều năm. 

Sự thực ấy đã khiến cho các nhà quản lý như ngồi trên đống lửa và ngay sau đó 3 ngày, Cục Di sản đã có công văn số 264/DSVH-DT đề nghị Sở VH,TT& DL Hà Nội hướng dẫn các cơ quan chức năng quận Ba Đình và Đại đức Thích Tâm Kiên khẩn trương hoàn thiện dự án tu bổ chùa Một Cột, kèm theo đó là lời hứa sẽ  có các tổ công tác của Phòng VH,TT& DL quận Ba Đình, Ban quản lý dự án chùa Một Cột, các chuyên gia của Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, cán bộ phòng văn hóa quận Ba Đình sẽ tới chùa vào ngày 8/5 để kiểm tra sự xuống cấp của ngôi chùa danh tiếng này.

Chả biết có đi đến đâu hay không, nhưng cái "tối hậu thư" và "phản ứng nhanh" của cơ quan chức năng đã phần nào làm cho người dân yên tâm hơn.

Xin không bàn thêm về cách hành xử của phía nhà chùa, nhưng nếu không có nó thì chắc chắn không có phản ứng tích cực đến như vậy, và nếu như lời hứa không đi đôi với việc làm thì quyết tâm của nhà chùa có thể sẽ là một hành vi trái luật sau ngày 30/5 tới.

Đại đức Thích Tâm Kiên cho biết:
Tôi quá bức xúc nên làm đơn như vậy. Nhưng thực tế, nhà chùa cũng tin rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ chính thức trả lời ngay, chứ không tiếp tục để câu chuyện chìm đi. Và điều tôi mong muốn là ngôi chùa được đồng ý để tiến hành trùng tu tổng thể, chứ không phải chỉ là đảo ngói chống dột theo kiểu chữa cháy.
Thực tế là từ đầu năm 2009, quận Ba Đình đã có công văn cho phép Ban Quản lý dự án quận Ba Đình nghiên cứu tu bổ, tôn tạo di tích chùa Một Cột với kinh phí 31 tỉ đồng. Dự án hiện nay vẫn chưa hề triển khai – dù theo dự kiến phải hoàn thành vào năm 2012 với lí do do chưa thống nhất được phương an trùng tu và thiết kế.

Chủ tịch UBND quân Ba Đình Đỗ Viết Bình khẳng định: 
Từ năm 2008 tới nay, 4 cuộc hội thảo liên tiếp về phương án trùng tu chùa Một Cột đã được tổ chức nhưng vẫn chưa đạt được sự thống nhất cao. Do vậy, phía quản lý vẫn tiếp tục thu thập tài liệu và xin ý kiến các chuyên gia để tìm được “đáp số” hợp lý cho việc trùng tu này.
Qua tìm hiểu, LâmTrực@ biết số tiền 31 tỉ trên dự kiến trùng tu khu chùa Một Cột được lấy từ ngân sách Nhà nước. Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, để mọi chuyện được tiến hành nhanh, phía nhà chùa sẵn sàng đứng ra kêu gọi các nguồn vốn xã hội hóa để đóng góp một nửa số tiền trên. “Thậm chí, nếu phải tự lo toàn bộ 31 tỉ đồng, chúng tôi cũng chấp nhận đi xin kinh phí đóng góp, miễn là mọi chuyện được tiến hành khẩn trương và đúng nguyên tắc”.

Một vấn đề mà LâmTrực@ quan tâm đó là cốt nền của ngôi chùa. Hiện tại, ngôi chùa đang ở đúng vùng trũng nhất của cả khu vực, nếu đứng trên mặt đường thì người ta chỉ có thể nhìn thấy phần mái ngang tầm mắt. Dó đó LâmTrực@ ủng hộ ý kiến của nhà chùa trong việc nâng cao cốt nền cho ngang với mặt đường, thậm chí là cao hơn và việc thiết kế nó không có gì là khó khăn. Hãy sang bên Thái lan, Lào, Cămphuchia hay bên Tàu, chúng ta đều thấy cốt của các ngôi chùa rất cao so với mặt đường và điều này làm cho ngôi chùa thêm uy nghi, đẹp đẽ. 

Đang viết entry này, LâmTrực@ được một nhà báo cho biết, vào cuối tháng 5/2013 sẽ có một cuộc hội thảo do UBND quân Ba Đình tổ chức để giải quyết nguyện vọng của ngừoi dân về trung tu di tích chùa Một Cột.

Thiết nghĩ, đó là tín hiệu đáng mừng.

21 nhận xét:

  1. Nhất chí với nhận sét của bác: "Một vấn đề mà LâmTrực@ quan tâm đó là cốt nền của ngôi chùa. Hiện tại, ngôi chùa đang ở đúng vùng chũng nhất của cả khu vực..."
    Nhưng chỉ sin bác xửa cho 1 Nỗi chính tả:
    "Trũng" chứ ko phải "Chũng".

    Xửa song, bác xóa còm này luôn!

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh19:08 8/5/13

    Cám ơn cô Tiên.

    Trả lờiXóa
  3. Không đốt đít các quan thì có mà họp hành thêm mấy năm nữa thì việc sửa chữa chùa cũng chỉ có dậm chân tại chỗ. Người ta đã chứng minh được 1 điều là trong tình huống cấp bachs thì khả năng của con người là vô hạn...

    Trả lờiXóa
  4. đúng là khi người dân lên tiếng thì tiếng nói của người dân có sức mạnh to lớn. Chúng ta người dân Thủ đô cũng đã thấy những sự xuống cấp nghiêm trọng của ngôi chùa, 1 di tích. nếu cơ quan chức năng không có những hành động thì người dân sẽ sẵn sàng có những việc làm để giải cứu ngôi chùa không để thành phế tích

    Trả lờiXóa
  5. Đồng tình với @Lâm trực. không thể để một ngôi chùa cổ độc đáo, đã từng xác lập kỷ lục châu Á thành phế tích. việc tu sửa ngôi chùa không chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà có bàn tay đóng góp của nhân dân. như vậy sẽ thêm phần ý nghĩa, thêm vẻ tôn kính của ngôi chùa.

    Trả lờiXóa
  6. Biết là kiến trúc độc đáo, là ngôi chùa cổ, từng xác lập kỉ lục châu Á rồi, nhưng mà ngôi chùa bé tẹo ấy mà tu sửa tốn những 31 tỉ, ghê thế không biết, nếu thế thì tu sửa hoàng thành, hay là cố đô chắc phải mất cả mấy trăm tỉ ấy nhờ.

    Trả lờiXóa
  7. công trình kiến trúc đặc biệt như vậy mà chúng ta lại trần chừ như thế này thì không được, nó cũng là biểu tượng của thủ đô Hà Nội nữa chứ. các quan cứ bàn qua bàn lại thêm vài lần nữa chắc chẳng còn cái di tích cổ này cho đời sau chiêm ngưỡng nưa ấy vì vậy mọi ủy ban nhân dân thành phố hãy nhanh chóng quyết định để nhà chùa có cách xử lý hợp lý

    Trả lờiXóa
  8. Công trinh này có giá trị rất lớn về mặt di sản văn hóa đó là một ngôi chùa có một không hai ở việt Nam cũng như ở Châu á đó là một trong những niềm tự hào văn hóa Việt mà nó đang xuống cấp nghiêm trọng nên cần phải tu sửa luôn và ngay thôi chứ chần chừ gì nữa chờ nó hỏng thì thôi không cứu được đâu.

    Trả lờiXóa
  9. Việc trùng tu bảo tồn một công trình lâu năm và được công nhận là di sản văn hóa là rất càn thiết, nếu mà cứ trần chừ mãi chẳng quyết định được thì có lẽ Chùa một cột sẽ chẳng còn tồn tại nữa. Các nhà quản lý hãy đưa ra quyết định nhanh chóng để có thể lưu giữ lại những nét đẹp này cho muôn đời sau

    Trả lờiXóa
  10. Nhà sư lo lắng cho ngôi chùa Một Cột là hoàn toàn chính đáng. Đây chính là biểu tượng cho Phật Giáo Việt Nam từ xa xưa rồi. Nhưng cách giải thích của cơ quan chức năng cũng có phần hợp lý khi mà đây việc trùng tu có thể sẽ làm thay đổi kết cấu cảu chùa. Vì vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước cái được và cái mất của việc trùng tu ngôi chùa này

    Trả lờiXóa
  11. Chúng ta thấy rằng chùa 1 cột không chỉ có giá trị tôn giáo và còn có giá trị về lịch sử. được xây dựng từ thời Lý.đến giờ việc ngôi chùa xuống cấp theo thời gian là chuyện đương nhiên. một công trình có giá trị to lớn thế này phải được quan tâm sát xao. tu sửa ngôi chùa phải làm ngay. làm đến nơi đến chốn mới được

    Trả lờiXóa
  12. Việc trùng tu sửa chữa ngôi chùa lịch sử này là chuyện phải làm, người dân lo lắng là chuyện tất yếu trước sự thiếu quan tâm của cơ quan chức năng. không sửa chữa ngay khi mùa mưa tới việc trùng tu sửa chữa gặp nhiều khó khăn.

    Trả lờiXóa
  13. Với những công trình có tính chất đặc biệt quan trọng thế này có giá trị văn hóa thế này xuống cấp là phải sửa ngay chứ kiến trúc Chùa một cột độc đáo thế mà nó đổ sập xuống thì bấy giờ hối không kịp nữa ấy chứ. Tiền kinh phí chưa có thì có thể vận động từ nhân dân chứ không thể chần chừ được.

    Trả lờiXóa
  14. Nhà sư lo lắng về ngôi chùa là chính đáng, người dân bức xúc trước việc cơ quan chức năng thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc quản lý cũng là lý do giễ hiểu. chúng ta ai cũng biết ngôi chùa có giá trị văn hóa , lịch sử này quan trọng với người dân, với đất nước. công trình đang xuống cấp theo thời gian cần tu sửa ngay trong khi mùa mưa đang tới gần, việc này cần làm ngay. đây là việc làm cấp thiết

    Trả lờiXóa
  15. Việc tu sửa nhanh chùa là hoàn toàn cần thiết. Việc các cơ quan sau khi nhận được phản hồi của nhân dân đã nhanh chóng có kế hoạch tu sửa lại di tích là rất đáng hoan nghênh và ghi nhận. Tuy nhiên, mong rằng chính quyền các cấp cần luôn chủ động quan tâm tới các vấn đề ấy chứ không phải cứ khi nào dân kêu thì mới làm nhanh được.

    Trả lờiXóa
  16. Tu sửa ngôi chùa sao cho không mất đi được những nét cổ kính và linh thiêng xưa đó là điều quan trọng , giá trị lịch sử của ngôi chùa đã trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong mỗi người nói chung và người hà nội nói riêng, việc nhà sư lo lắng là cũng đúng , nhưng cần phải có cái nhìn đúng đắn để sự việc tránh khỏi những vấn đề khác liên quan .

    Trả lờiXóa
  17. Nhân đây cũng xin được nói về một "nỗi đau" của chùa Một Cột, đó là việc chùa đã từng bị đặt mìn đánh sập vào năm 1954 :
    ”Ngày 10 tháng 9 năm 1954, toán lính Gia-Tô của giám mục Lê Hữu Từ và linh mục Hoàng Quỳnh đã đặt mìn giựt sập chùa Một Cột. Toán lính nầy từ Bùi Chu – Phát Diệm lên tạm trú tại trường Thiếu Sinh Quân Hà Nội để chờ phương tiện di cư vào Nam.

    Đêm 10 tháng 9 năm 1954 giựt sập chùa Một Cột này do sự chỉ huy của Trần Văn Kính, trong đó có ông Cai Long. Cai Long sau nầy là Thượng Sĩ thuộc Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 46, Sư Đoàn 25 Bộ Binh.

    Thượng Sĩ Long là bạn thân từ hồi còn nhỏ với Trung Tá nhảy dù Đào Văn Hùng, cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 Dù, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 46 Bộ Binh. Thượng Sĩ Long đã vui miệng khoe thành tích giựt sập chùa Một Cột trong lúc vui say cùng đồng đội.

    Cho tới khoảng tháng sáu năm 1970, Thượng Sĩ Long ngà ngà say rượu, lấy súng M.16 tìm bắn Trung Úy Phương và một số đồng ngũ, nên ông bị lính của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 3, Trung Đoàn 46 bắn chết. Những dữ kiện nầy xảy ra về Thượng sĩ Long có nhiều người được biết hiện có mặt tại Mỹ như:

    cựu Chuẩn Tướng Lều Thọ Cường, cựu Đại Úy Lê Văn Thúy hiện định cư ở California, cựu Đại Úy Trần ngọc Nhân hiện ở Houston, Texas “.

    Nguồn: http://www.sachhiem.net/index.php?content=showemail&id=203

    Trả lờiXóa
  18. Cái việc trùng tu di tích lịch sử là việc đáng phải quan tâm của các cơ quan có thẩm quyền. Có thể hiểu đây là một phần bộ mặt của đất nước mặc dù chúng ta muốn giữ vẻ cổ kính của nó nhưng không nên để nó rơi vào trạng thái cũ nát quá. Tôi rất ủng hộ việc tôn tạo lại ngôi chù thiêng liêng này.

    Trả lờiXóa
  19. Việc làm của nhà chùa cũng vì lo lắng nên mới bức xúc như vậy, còn về chính quyền họ cũng lo phải sửa như thế nào nên mới phải bàn bạc nhiều lần. Sửa chùa nhưng phải giữ gìn được kiến trúc đó, giữ được vẻ cổ kính trang nghiêm, các nét văn hóa thể hiện ở ngôi chùa. Chứ nhiều di tích sau khi sửa thấy nó hiện đại lên nhiều mất hết cả giá trị lịch sử đi thì cũng không được.

    Trả lờiXóa
  20. Chùa Một Cột là di sản hết sức quan trọng, nếu chính quyền không tu sửa thì để người dân góp tiền vào làm, chắc chắn mọi người sẽ đóng góp rất nhiệt tình. Quan trọng là mong các vị bàn bạc cách tu sửa nhanh lên, không để chùa bị hỏng nhiều quá đến lúc tu sửa không được thì mất mất 1 di sản của đất nước.

    Trả lờiXóa
  21. Ở nước ta công tác bảo tồn và trùng tu lại các di tích lịch sử văn hóa thường bị lên án bởi khâu quản lý quá rườm rà, trình hết ban này đến ban kia mà mãi không nhận được quyết định cho phép tu sửa đã dẫn đến nhức nhối trong nhân dân. Cần cải thiện công tác quản lý để việc tu sửa được kịp thời, không làm mất đi giá trị của những di tích văn hóa ấy

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog