Chia sẻ

Tre Làng

CUỘC CHIẾN SYRIA VÀ SỰ RÌNH RẬP CỦA BẮC KINH Ở BIỂN ĐÔNG

LâmTrực@

Theo dõi những gì đang diễn ra tại Syria người ta thấy căng thẳng ngày càng leo thang và dường như một cuộc chiến tranh tổng lực của quân Mỹ và đồng minh là điều khó tránh khỏi. Nhưng không ai dám chắc chắn điều đó sẽ xảy ra. 

Bản chất của vấn đề Mỹ có tấn công Syria hay không chính là giải quyết vấn đề lợi ích của nước Mỹ không chỉ ở Syria mà còn ở khắp các châu lục, trong đó có biển Đông. Một trong các lý do mà Mỹ chưa thể đánh Syria chính là đang cân đối tài chính, lực lượng, tính toán thiệt hơn và còn nghi ngại với ý đồ của Trung Quốc đối với biển Đông, nơi tác động mạnh mẽ để trục châu Á của Mỹ. 

Ai đó nói rằng, "Chiến tranh thực chất đều bắt nguồn từ lợi ích. Không có lợi ích chẳng có quốc gia nào chủ động tổ chức chiến tranh". Điều này là hoàn toàn đúng đắn.

Trong khi, Mỹ, Anh Pháp đều tỏ ra hào hứng với việc đánh Syria, thì khác với Nga, Trung Quốc chưa có động tĩnh gì. Nhưng theo nhiều nguồn tin khác nhau, Trung Quốc, như thường lệ không ngồi yên mà tính toán để thực hiện mưu đồ của mình. Không nói thì ai cũng biết, Trung Quốc chỉ cần đợi Mỹ sa chân vào Syria là có thể tự do hành động ở Biển Đông. Và tất nhiên, một khi cả thế giới tập trung theo dõi Syria và không có đủ sự chú ý vào biển Đông thì Trung Quốc sẽ ra tay đánh úp, tạo sự đã rồi và sau đó, giọng điệu giữ nguyên hiện trạng một cách hòa bình sẽ được được phát đi từ cái miệng của Bắc Kinh.

Có người đặt vấn đề, cũng trong bối cảnh Mỹ và đồng minh đang bận tâm vào Syria, thì có lẽ Trung Quốc sẽ tranh thủ tấn công chớp nhoáng để chiếm Senkaku của Nhật. Tôi cho rằng điều này không thể xảy ra. 

Nhật Bản là nước đã và đang quản lý Senkaku từ hơn 40 năm nay và quan trọng hơn là Senkaku là món hàng đặt cược quá bé nhỏ cho một cuộc chiến. Dù muốn hay không, chiến tranh cũng sẽ tàn phá nội lực của cả hai bên mà đối với Trung quốc, Senkaku dù có chiếm được cũng không thể so sánh với những gì đã mất và càng không thể so sánh với Trường Sa của Việt Nam bởi tiềm năng kinh tế của nó nhìn từ góc độ tài nguyên và giao thông chiến lược.

Nếu tấn công Senkaku, Trung Quốc không thể cầm chắc phần thắng, vì Nhật có sức mạnh quân sự, kinh tế chẳng thua kém gì Trung Quốc thì cơ sở nào để khẳng định chiến thắng? Ngược lại, sa lầy, mất bạn và cái vé thua gần như cầm chắc trong tay. Khi đã thua Nhật, người dân Trung Quốc sẽ nghĩ gì về lãnh đạo Bắc Kinh? Điểm này giới lãnh đạo Bắc Kinh thuộc nằm lòng và không ngu gì để ra đòn.

Các chuyên gia tâm lý chiến tranh đều cho rằng, chỉ xét riêng về ý chí, tinh thần chiến đấu, người Trung Quốc thua xa người Nhật. Điều này là có lý vì tâm lý người lính bị ảnh hưởng bởi chính sách con một của Trung Quốc. Chẳng có người lính nào lại sẵn sàng ra trận để cầm chắc cái chết, đem lại sự đơn côi không nơi nương tựa cho cha mẹ mình. Đó chính là điểm yếu chết người về mặt tâm lý của người lính Trung Quốc.

Điều mà Trung quốc cũng đặc biệt chú ý là vài năm trở lại đây thôi, người Nhật đã vươn mình đứng dậy trở thành một võ sĩ Samurai thực sự với sức mạnh quân sự đáng nể, nhưng lợi thế hơn hẳn ở sự đoàn kết lòng dân trong nước cũng như đoàn kết quốc tế. Những sự thay đổi này của Nhật Bản một phần là xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài, đó là bản tính tham lam, côn đồ, bất chấp đạo lý của Trung Quốc.

Trung Quốc làm dấy lên căng thẳng với Nhật Bản, hô hào chuẩn bị chiến tranh…thực chất là “bắn một mũi tên trúng 2 đích”. Một là làm thõa mãn chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tác động, gây sức ép không ít lên chính phủ. Đây là chiêu "chuyển sức ép ra bên ngoài", hay đánh lừa dư luận trong nước, góp phần xoa dịu những bất ổn như những cơn sóng ngầm trong lòng xã hội Trung Quốc, mà còn để "giương đông kích tây" đánh lạc hướng dư luận quốc tế, chờ thời để ra tay đánh úp các đảo của Việt Nam trên biển Đông. Đó mới là mục tiêu trong chính sách bành trướng của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Tất nhiên, đánh vào Trường Sa của Việt Nam thật không dễ chút nào. Nếu dễ thì Bắc Kinh đã làm từ lâu chứ không phải ngồi đó để thăm dò và bày trò rình rập.

Tôi hoàn toàn tán đồng ý kiến của chuyên gia ngoại giao, TS. Đỗ Sơn Hải đưa dự báo về khả năng Trung Quốc có thể tùy tiện hành động ở biển Đông nếu Mỹ tấn công Syria. 

Tôi cũng nghĩ rằng, Mỹ sẽ không ngớ ngẩn tới mức để Trung Quốc rình rập nuốt trọng biển Đông, trong khi phải mất hàng vài thập kỉ cùng biết bao nhiêu vật lực, tài lực để có được ảnh hưởng ở khu vực này.

Về mặt chủ quan, chúng ta cũng không dễ dàng để cho Bắc Kinh muốn làm gì thì làm trên vùng lãnh thổ hợp pháp của mình. Đã có sự thay đổi lớn trong tư duy nhận thức cũng như về sức mạnh nội lực của dân tộc về bảo vệ lãnh thổ. Người Việt Nam chưa bao giờ hốt hoảng, run sợ trước những thách thức xâm lược từ phía Trung Quốc. 

Tuy nhiên, vào thời điểm này, cảnh giác cao độ trước khả năng Bắc Kinh tấn công chớp nhoáng để cướp Trường Sa của ta sẽ không phải là thừa.

6 nhận xét:

  1. Đúng rồi, nước Việt Nam ta từ xưa đến nay chưa bao giờ sợ hãi sự đe dọa của Trung Quốc nhưng cẩn thận vẫn là rất cần thiết khi mà cuộc chiến chống Syria của Mỹ có thể bắt đầu bất cứ lúc nào. Khi đó Mỹ sẽ rất lơ là đối với biển Đông. Điều này đã từng xảy ra khi Mỹ vướng vào căng thẳng với Cuba, Liên Xô thì Trung Quốc đã thừa cớ tấn công Ấn Độ.

    Trả lờiXóa
  2. Bây giờ ở Biển Đông chỉ có hai cường quốc lớn đang có thực lực để giành giật ảnh hưởng là Trung Quốc và Mỹ. Nếu Mỹ tấn công Syria, chắc chắn sẽ không thể quán xuyến hết biển Đông. Rất có thể Trung Quốc sẽ tranh thủ cơ hội này để thực hiện âm mưu bấy lâu của chúng-đổ bộ chiếm đảo. Trung Quốc luôn là bậc thấy trong việc lợi dụng thời điểm. Nước ta cẩn thận không thừa chút nào.

    Trả lờiXóa
  3. Còn nhớ thời điểm diễn ra trận hải chiến Trường Sa năm 1988 giữa Việt Nam và Trung Quốc thì trong thời điểm ấy đang diễn ra tang lễ cố chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng. Trung Quốc lợi dụng lúc tang gia bối rối để tấn công chiếm đảo Gạc Ma, Cô Lin. Chính điều này khiến tôi luôn thấy Trung Quốc vô cùng nguy hiểm. Nếu như không cẩn thận trong thời điểm Mỹ bị vướng vào việc tấn cống Syria thì có thể chúng ta sẽ không kịp trở tay khi chúng dùng tổng lực chiếm đảo. Tất nhiên việc này không dễ vì nếu dễ thì chúng đã làm rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Trong tình hình hiện nay nếu Trung Quốc dám thực hiện cuộc chiến thì hải quân Việt Nam quyết không sợ. Anh tôi học đặc công nước, tôi được anh kể rất nhiều về những buổi tập luyện rất vất vả. Truyền thống của đặc công nước trong kháng chiến chống Mỹ động viên các anh tinh thần kháng chiến rất mạnh mẽ. Tôi nghĩ Trung Quốc mỗi nhà chỉ một đứa nối dõi, chắc chắn tinh thần của chúng khi ra trận không thể dũng cảm xông pha như người Việt. Chắc chắn chúng sẽ chuốc lấy thất bại. Nhưng TQ có lợi thế về hải quân nên ta đề phòng không hề thừa.

    Trả lờiXóa
  5. lợi ích của người Mỹ đang được diễn biến theo những chiều hướng hơn thiệt ở các châu lục! xưa đến nay người Mỹ vẫn tỏ rõ cái quan điểm bá chủ thế giới. nhưng mấy năm gần đây cái quan điểm này cũng đang bị lung lay khi anh TQ vương mình mạnh mẽ. anh bạn TQ cũng đang dần muốn khẳng định vi thế vượt mặt anh bạn Hoa Kỳ, nhưng TQ muốn hành động ở biển đông trước tiên là qua được truyền thống thất bại trong các cuộc chiến đấu tranh chấp lãnh thổ với người Việt Nam

    Trả lờiXóa
  6. Có khi như thế Việt Nam có cơ hội phản công lấy lại Hoàng Sa.
    Việt nam phản công lấy Hoàng Sa, thế giới sẽ ủng hộ vì mình lấy lại những gì của mình.
    Trung Quốc dùng quân sự lấy Trường Sa, thế giới sẽ lên tiếng vì Trung Quốc ỷ to đi ăn cướp của nước nhỏ.
    Yên tâm đi Việt nam là chuyên gia lấy nhỏ để thắng to, lấy ít để thắng nhiều. Ở Biện đông vị trí địa lý là ưu thế sức mạnh của Việt nam có thể áp dụng lấy nhỏ để thắng to, lấy ít để thắng nhiều.
    Việt Nam cần chuẩn bị cho cơ hội này, nếu nó xảy ra.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog