Chia sẻ

Tre Làng

CÓ QUY ĐỊNH HẾT RỒI ÔNG THỊNH Ạ !

Trên Vietnamnet có bài "Cách duy nhất để chống ép cung" của Hà Văn Thịnh ở đây, tác giả đã có kiến giải rằng: Giải pháp duy nhất để nghi can không bị ép cung, bức cung là cần phải có luật sư chứng kiến quy trình điều tra tội ác (trừ vụ án liên quan đến an ninh quốc gia) nhằm bảo vệ đến mức có thể nhất (theo luật định) quyền của nghi phạm. Tôi thấy đây là một đề xuất đúng, nhưng nó đã được nói đến trong luật tố tụng hình sự, quyền có luật sư bào chữa của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, trong bài viết của mình, tác giã chưa hiểu thấu đáo luật tố tụng hình sự và những vấn đề liên quan nên chưa nói trúng vấn đề.

Trước hết, cần khẳng định rằng, luật tố tụng hình sự đã quy định quyền được có luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trong cả ba giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Không ai có quyền ngăn cấm, cản trở quyền đó. Vì vậy, những bị can, bị cáo có mời luật sư để bảo vệ cho mình thì luật sư được tham gia vào mọi hoạt động nói trên.

Do vậy, đề xuất của tác giả: "Giải pháp duy nhất để nghi can không bị ép cung, bức cung là cần phải có luật sư chứng kiến quy trình điều tra tội ác (trừ vụ án liên quan đến an ninh quốc gia) nhằm bảo vệ đến mức có thể nhất (theo luật định) quyền của nghi phạm. Đây là điều mà mọi nền dân chủ đều phải có: Chừng nào chưa bị kết án thì chừng đó nghi can vẫn chưa thể bị coi là kẻ có tội" là thừa, nếu không muốn nói là chưa đọc luật.

Trong bài viết, tác giả còn có sự lẫn lộn nhận thức về các khái niệm, chẳng hạn: "Theo nguyên tắc, quy trình để xét xử một vụ trọng án đòi hỏi sự tuân thủ cẩn trọng các bước điều tra và buộc tội để khởi tố, luận án, kết án". Xét xử là việc của toà án, là giao đoạn cuối cùng trong ba giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Vì vậy, không có chuyện quy trình xét xử mà có cả điều tra, khởi tố, luận án.

Bức cung, mớm cung thường chỉ diễn ra trong giai đoạn điều tra của cơ quan điều tra. Trong giai đoạn này, bị can thường bị tạm giam, tạm giữ để điều tra. Cán bộ điều tra thường phải hỏi cung bị can để tìm ra sự thật. Theo luật, luật sư được phép tham gia vào các hoạt động này và sự có mặt của họ sẽ hạn chế những lạm dụng của cán bộ điều tra. Tuy nhiên, do luật chưa có quy định bắt buộc phải có luật sư trong khi hỏi cung bị can nên trên thực tế có thể cán bộ điều tra không thông báo lịch làm việc cho luật sư cùng dự, hoặc luật sư do bận việc không đến được, bị cáo không đủ điều kiện để thuê luật sư ngay từ đầu nên việc hỏi cung thường diễn ra mà không có luật sư. Vì vậy rất dễ có sự lạm dụng sử dụng những cách dọa nạt, đánh đập, khủng bố tinh thần, làm bị can không chịu đựng được mà nhận tội. 

Rõ ràng, sự có mặt của luật sư buộc các cơ quan điều tra tố tụng phải thận trọng hơn, phải khách quan hơn, đúng luật hơn... Vì vậy, sẽ tránh được những sai sót đáng tiếc. Tuy nhiên, thực tiễn có đáp ứng được hay không, đáp ứng đến mức nào là chuyện phải bàn. Chẳng hạn, án hình sự được khởi tố hàng năm là rất nhiều. Cùng với đó, số lượng bị can là rất nhiều. trong lúc đó số lượng luật sư là ít, chưa đáp ứng được yêu cầu bị can nào cũng phải có luật sư mới được điều tra. Chẳng hạn, do không có thực lực về kinh tế nên nhiều bị cáo đã không thể thuê luật sư. Trong lúc đó, nhà nước lại không có điều kiện để cử luật sư cho mọi bị cáo.


Tác giả Hà Văn Thịnh đã thiếu bình tĩnh, thiếu cách nhìn toàn diện khi quy kết lỗi của các cơ quan tố tụng nên đã viết thế này: "Những câu hỏi nhức nhối, đớn đau ấy, có lẽ nào lại vẫn tiếp tục chịu chung cái điệp khúc "do khách quan", "lỗi" nghiệp vụ?... Các vị quan có trách nhiệm khi trả lời báo chí đều gọi cái việc đẩy người vô tội phải đi tù chung thân là LỖI(!) Là lỗi được chăng khi nếu không có cha là liệt sĩ thì ông Chấn đã bị tử hình(!)? Nếu ông Chấn đã bị xử bắn rồi, các vị có trách nhiệm ngụy biện theo cách chi?"

Rồi tác giả kết luận: "Nhiều điều khuất tất liên quan đến vụ án động trời này, vì nếu không khuất tất, sao lại ép cung, bức cung?"

Xin nói rằng, hàng chục vạn vụ án đã được điều tra, truy tố, xét xử trong hàng chục năm qua nay mới gặp một trường hợp điển hình. Những người làm án cũng chẳng có mong muốn cho điều đó xảy ra. Vì rằng, sự nghiệp của họ có thể tiêu tan nếu có sai sót như vụ này. Còn nói rằng có "lỗi" là đúng đấy chứ. Trong luật, lỗi là dấu hiệu bắt buộc để xem xét hành vi. Lỗi tùy mức độ nặng nhẹ mà nhận hình phạt tương ứng. Trong trường hợp này, nếu chứng minh được hành vi bức cung, mớm cung, cố tình làm sai lệch sự việc thì họ sẽ bị khởi tố hình sự và có thể phải vào tù.

Còn nói rằng, có khuất tất nên mới ép cung, bức cung thì quá đáng. Chưa nói đến chuyện căn cứ của nhận định, quy kết là vu vơ mà hãy bình tĩnh để thấy rằng động cơ cho sự "khuất tất" là cái gì thì hầu như không thấy. Cả ba cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án địa phương trong vụ Nguyễn Thanh Chấn đã bị chi phối vì cái gì? Tôi cứ suy đoán mãi không ra. Tác giả cứ thử nói xem?

Còn vấn đề "cần phải có bồi thẩm đoàn do nhân dân bầu ra, có quyền giám sát phiên tòa, nhằm buộc quan tòa phải làm đúng chức trách. Sự giám sát này sẽ vừa hạn chế được tình trạng chạy án vừa là động lực để quan tòa tự nâng mình lên về trình độ, hiểu biết". Thì luật tố tụng hình sự Việt Nam đã thực hiện từ lâu rồi. Phiên tòa nào mà không có hội thẩm nhân dân. Đoàn hội thẩm nào mà không có chức năng giám sát phiên tòa. 

Chuyện nói rằng phải "vơ vét thẩm phán" để kịp xử án là vì án nhiều mà thẩm phán ít, do vậy án tồn đọng, nó chẳng liên quan gì đến "chạy án, trình độ hiểu biết" và "cơ quan điều tra vô trách nhiệm, vô cảm trước sự đẫm nước mắt của những người dân oan của quan tòa" như nhà báo nói cả.

Tóm lại, viết một bài về luật mà không hiểu luật đã là tai hại, còn tai hại hơn khi nó trưng ra trên mặt báo làm nhiều người ngộ nhận thì còn tai hại hơn. 

Xin nhà báo đừng ẩu.
------------------------------
Các hình ảnh: Nhục hình, ép cung, bức cung, và dụ cung.

Nguồn: Mõ Làng

9 nhận xét:

  1. Nặc danh00:05 13/11/13

    Thằng mõ làng la liếm này nhấc bàn tọa lên chắp tay nghe chị chỉ bảo này: Luật không cho phép hỏi cung ban đêm nhưng mấy thằng điều tra viên đàn em của chị chỉ cần phẹt vào biên bản 1 câu đại loại cán bộ buồn ị nên không thể trì hoãn việc hỏi cung được. Và thế là đối tượng hay bị can cứ yên vị ngồi thức trên ghế mấy chục tiếng cả ngày lẫn đêm để ghi đi ghi lại bản tự khai hàng chục lần. Đòn này hiệu nghiệm lắm. Chưa hết, nếu đối tượng ngoan cố bọn nó sẽ nhốt luôn vào chung buồng với đám cơ sở mặc rô rất có nghề dọa dẫm và tẩn nguội. Còn nhiều chiêu nữa nhưng giờ chị phải đi ngủ để mai làm ca ngồi hội thẩm nhân dân.

    Nói chung hội thẩm cũng chẳng kiếm chác được mấy ngoài tiền bồi dưỡng. Khi nào có vụ được thẩm phán chủ tọa nhờ làm quân xanh quân đỏ đưa ra đường lối xử lý và biểu quyết để ra bản án lấy được thì còn khá khẩm hơn tí.

    Trả lờiXóa
  2. Tuấn chu04:44 13/11/13

    Có quy định thì tốt rồi. Quan trọng là có làm đúng quy định hay không thôi. Nếu làm đúng thì đã ko có án oan, và đã ko có hà v thịnh lẫn mõ làng vào đây chém gió các bạn nhẩy?

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh07:45 13/11/13

    mịa, thằng ngu . mày có biết quy định như thế nào là ban đêm ko. Theo luật quy định từ 22h đêm hôm trước đến 6h hôm sau mới là ban đêm

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh08:15 13/11/13

    @ Nặc danh,
    Hãy viện dẫn văn bản nào Luật cấm hỏi cung vào ban đêm đi?

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh08:16 13/11/13

    Điều 131. Hỏi cung bị can

    1. Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.

    Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Việc này phải được ghi vào biên bản.

    Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can tự viết lời khai của mình.

    2. Không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

    3. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

    4. Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 299 hoặc Điều 298 của Bộ luật hình sự.

    Trả lờiXóa
  6. cái này đã có rồi mà bố nói gì nữa: "Giải pháp duy nhất để nghi can không bị ép cung, bức cung là cần phải có luật sư chứng kiến quy trình điều tra tội ác".thế nào là ép cung ép cung là thường xảy ra ở giai đoạn điều tra của xét xử vụ án.giai đoạn này cần lấy lời khai ngay để phục vụ vụ án kịp thời,va ngay từ lúc này người đó có thể gọi luật sư chứ không ai cấm luật sư cả,chỉ là do người đó có thuê luật sư hay không mà thôi,thế nên ông không phải hót

    Trả lờiXóa
  7. Mấy thằng nặc danh này vào tù ra tội nhiều lần,rồi nên nắm rõ các hình thức hỏi cung thế nhỉ? Nếu đúng là như thế thì mày chắc cũng là cái loại chẳng ra cái gì rồi, bị đối xứ như thế là đáng lắm rồi, đừng có kêu ca hay tức tối mà ngồi bơm đểu mấy điều tra viên. Còn nếu là người tử tế đàng hoàng thì không ai đi nói cái kiểu như thế đâu, chẳng biết sự thể như thế nào thì tốt nhất là ngồi im, đừng có chém gió nữa, a cũng buồn ấy lắm!

    Trả lờiXóa
  8. Tụi bây dốt lắm! Vành tai lên nghe chị bảo đây! Cậu Chấn kể bị bức cung, nhục hình trong cả 2 giai đoạn là lấy lời khai trước khi khởi tố bị can tại Nhà tạm giữ CA huyện Việt Yên và hỏi cung sau khi khởi tố bị can tại Trại tạm giam Kế của CA tỉnh Bắc Giang.

    Chị hay được mời ngồi ghế hội thẩm án hình nên chị nói luôn:
    - Bắt khẩn cấp nghi phạm dựa trên đo dấu chân gần giống dấu chân hung thủ tại hiện trường là bố láo
    - Nhục hình, bức cung trong giai đoạn tạm giữ hình sự ở nhà tạm giữ CAH Việt Yên là bố láo
    - Nhục hình, bức cung, dụ cung bị can trong giai đoạn tạm giam để phục vụ điều tra cũng là bố láo
    - Bức cung khi kiểm sát viên ép bị can ký nhận cáo trạng lại càng bố láo
    - Trọng bản cung trong bút lục mà bỏ qua lời cung trực tiếp tại phiên tòa và phớt lờ chứng cứ khách quan chưa được thu thập tại hiện trường trong cả 2 cấp xét xử ở tòa sơ thẩm và phúc thẩm là quá bố láo
    - Tái thẩm khi biết rõ quá trình điều tra, truy tố, xét xử vi phạm tố tụng nghiêm trọng là bố láo cùng cực.

    Chị thực với các cô cậu là với đám công bộc cưỡng từ đoạt lý và dốt nát ấy thì mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền còn khuya mới thành hiện thực.

    Thằng mõ làng có ti tí tầm chương trích cú thì chui vào đây hầu chị cho nhanh! Bọn đầu đất khác thì miễn và phắn cho nhanh để khỏi bẩn mắt chị.

    Trả lờiXóa
  9. Chúc nhà chú Vũ Hoàng Són đã có nhân tài lãnh chức phó vương. Cứ đà này nhà họ Vũ Võ chả mấy mà ẵm suất đế vương chứ chả chơi!

    Lấy lời khai và hỏi cung hình thức là một, nhưng bản chất khác một trời một vực. Chú Són trích điều luật đó là khi cậu Chấn đã được vinh dự trở thành bị can và đã bị bức ép phải viết bản nhận tội hay bản tự thú sau 8 ngày đêm được đám điều tra viên dùng "nghiệp vụ" giúp cho không ngủ để "tự vấn" về cái hành vi phạm tội mà cậu chàng chưa bao giờ thực hiện.

    Bản lĩnh và khí tiết cách mạng của cậu Chấn này vẫn chưa cao vì tới ngày cuối cùng của thời hạn tạm giữ trong ngục tù, trước sự đấu tranh vô cùng cương quyết và khôn khéo của các đồng chí điều tra viên sở tại, cậu Chấn đã phải viết bản tự thú để nhận vinh dự "bị can" và thăng cấp lên an dưỡng tại tòa nhà trung ương hàng tỉnh. Giá mà cậu Chấn đã được giác ngộ pháp luật nhà nước và có bản lĩnh chính trị vững vàng thì cánh cửa tự do đã mở ra vào ngày ngục tù cuối cùng tại Nhà tạm giữ CAH Việt Yên - ngày 29/9/2003.

    Tiếc rằng do không giữ được khí tiết người lương thiện trước các "nghiệp vụ" điều tra phá án hết sức kiên quyết và khôn khéo của lực lượng chức năng, hoặc giả vì thương cảm các đồng chí điều tra viên có thể mất sao mất chức do không hoàn thành nhiệm vụ điều tra phá án mà cậu Chấn đã dại dột nhận hoang án.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog