Chia sẻ

Tre Làng

HOÀNG SA - CHÚNG TA KHÔNG BAO GIỜ TỪ BỎ CHỦ QUYỀN

Cần cung cấp cho dư luận những thông tin hoàn toàn đúng đắn, có ý nghĩa không chỉ về mặt giáo dục mà còn có ý nghĩa trong công tác nghiên cứu và công tác đấu tranh trên mặt trận pháp lý về Hoàng Sa.

Những chiến hạm của VNCH tham gia trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 (tư liệu)
Đó là những trăn trở của TS. Trần Công Trục - cựu Trưởng Ban Biên giới Chính phủ trong cuộc nói chuyện với phóng viên Infonet nhân kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa bị cưỡng chiếm trái phép (19/1/1974-19/1/2014). 

Chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày 40 năm sự kiện quần đảo Hoàng Sa bị cưỡng chiếm trái phép. Là một người đã từng đảm trách nhiệm vụ về biên giới, hải đảo, ông có cảm nhận gì?

Đây là một sự kiện lịch sử không chỉ bản thân cá nhân tôi mà tất cả người Việt Nam đều quan tâm, đều trào dâng những suy nghĩ, những xúc cảm khi mà quần đảo thuộc chủ quyền của mình bị nước ngoài đánh chiếm. Đây là một mất mát mà ai cũng cảm thấy đau đáu trong nỗi lòng mình và không bao giờ có thể chấp nhận được.

Có thể nói từ trước đến nay, mỗi khi đất nước chuẩn bị kỷ niệm ngày mất Hoàng Sa thì trên các phương tiện thông tin đại chúng đều có đề cập và đưa tin. Nhưng theo tôi, để có được thông tin một cách toàn diện, chi tiết, rõ ràng, khách quan về diễn biến của sự kiện 19/1 này thì chưa thể thỏa mãn được. Người dân vẫn có những thắc mắc, vẫn có những điều không hiểu, thậm chí là không nắm được tình hình của khu vực quần đảo này từ trước đến nay ra làm sao và hiện nay đang ở trong tình trạng như thế nào? Do đó, việc tuyên truyền, thông tin toàn bộ sự kiện này vẫn còn những hạn chế nhất định.

Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ không biết đến sự kiện này, ông có trăn trở gì?

Có người hỏi tôi thế này, ở quần đảo Hoàng Sa mình có mặt ở trên bao nhiêu đảo, Trung Quốc chiếm đóng như thế nào. Tại sao lại để xảy ra tình trạng đó. Thậm chí, có những câu hỏi công khai và từ những người có địa vị xã hội. Điều đó cho thấy, hiểu biết của người dân về vấn đề này là khác nhau. 

Từ sự hiểu biết đó, nó tạo ra sự nhận thức, sự tiếp cận khác. Đây là một điều đáng lưu ý cho những người làm công tác truyền thông, công tác tuyên truyền giáo dục cũng như những cơ quan, đơn vị có thẩm quyền trong lĩnh vực này.

Theo tôi, đây là một sự kiện lịch sử, một vấn đề mất còn của quốc gia, dân tộc. Cho nên, các chi tiết lịch sử, các sự kiện lịch sử liên quan cần phải được phơi bày để dư luận hiểu rõ được thực chất vấn đề. 

Việc cung cấp thông tin ở đây không chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của dư luận. Quan trọng hơn, là để chúng ta thấy rõ giá trị pháp lý khi Trung Quốc dùng lực lượng vũ trang chiếm lĩnh từng nhóm đảo trong các thời kỳ khác nhau, rồi đánh chiếm và xâm lược toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 

Việc làm đó diễn ra như thế nào, họ dùng lực lượng vũ trang hay hành động gì. Giá trị pháp lý của hành động sử dụng lực lượng vũ trang đó như thế nào? Luật pháp Quốc tế có bảo vệ cho yêu sách của Trung Quốc hay không? 

Đây là điều mà những người làm công tác nghiên cứu pháp lý, lịch sử cần phải quan tâm. Và trách nhiệm của những người làm công tác truyền thông là cần phải thông tin một cách rõ ràng, chính xác và khách quan về sự kiện này cho dư luận hiểu rõ về vấn đề.

Ông có thể chia sẻ suy nghĩ của mình khi biết được thông tin Đà Nẵng tổ chức 40 năm ngày Hoàng Sa bị cưỡng chiếm trái phép (19/1/1974-19/1/2014)?

Tôi rất mong đợi và chờ đón những hoạt động này, đặc biệt là những hoạt động diễn ra ở thành phố Đà Nẵng, địa phương quản lý trực tiếp đối với huyện đảo Hoàng Sa. Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa, cần sự ủng hộ từ dư luận trong cả nước. Theo tôi, nên có sự hỗ trợ một cách cần thiết cả về vật chất lẫn tinh thần để hoạt động diễn ra thuận lợi.

Từ hoạt động này, sẽ có thể lan tỏa ra các địa phương khác trong toàn quốc. Tuy nhiên, cần lưu ý, những hình thức mít tinh, hội họp hay phát tờ rơi chỉ là những hoạt động mang tính hình thức. Tôi cho rằng, quan trọng hơn là phải đi vào thực chất nội dung. Tức là phải cung cấp được những thông tin rất cụ thể về mặt lịch sử, về mặt pháp lý để người dân hiểu rõ thực trạng tình hình khu vực biển đảo này. Thế mạnh của Việt Nam ra sao? Và phân tích rõ được ý đồ, các bước xâm lược của Trung Quốc, việc đó mang lại ý nghĩa pháp lý gì, có giá trị gì cho việc Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam không? Qua đó tạo ra niềm tin, sức mạnh cho người dân.

Đồng thời qua sự kiện này, chúng ta cung cấp không chỉ cho dư luận cả nước mà cả dư luận Quốc tế những hiểu biết nhất định. Từ sự hiểu biết đó, có được một sự đồng thuận, một sự đoàn kết tạo ra sức mạnh lớn lao trong việc trực tiếp bảo vệ quần đảo Trường Sa hiện nay và đấu tranh pháp lý với Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa. Đồng thời, gián tiếp ủng hộ những đường hướng, những chủ trương đúng đắn của Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ đấu tranh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo đang bị Trung Quốc chiếm đóng một cách bất hợp pháp.

Phải chăng sự kiện “gợi nhắc” của Đà Nẵng sau 40 năm đã đánh dấu một bước tiến mới trong công tác tuyên truyền về nhận thức chủ quyền của Việt Nam?

Rõ ràng rồi, trước đây, mỗi khi đến ngày sự kiện quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp, trên các phương tiện thông tin báo chí vẫn đưa tin về sự kiện này. Nhưng để tổ chức ra được một hoạt động với chủ đề rõ ràng, với những cuộc triển lãm, hay hội thảo thì vẫn chưa có. Đây là kết quả của công tác tuyên truyền giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong vấn đề này.

Thông qua những hoạt động này không chỉ đóng góp vào việc tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần quật cường bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ vùng đất của mình mà còn củng cố lên một thế mạnh về pháp lý trong vấn đề bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Đặc biệt, việc nhắc lại sự kiện ngày mất Hoàng Sa thêm một lần nữa khẳng định rằng: Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam không bao giờ từ bỏ chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Cho dù, ngày hôm nay, Trung Quốc vẫn đang chiếm đóng bất hợp pháp.

Ông có suy nghĩ gì khi cách đây một năm ông là người đầu tiên gọi điện đến Báo điện tử Infornet nhắc đến sự kiện này. Tuy nhiên, sau đó chỉ có 2 tờ báo trên cả nước đó là tờ Thanh Niên và Infornet đăng tải những thông tin về sự kiện? Đến nay, trước ngày 19/1, đã có nhiều báo nhắc lại sự kiện.

Lúc đó, tôi không nghĩ tôi là người đầu tiên hay người thứ bao nhiêu gọi điện đến báo bày tỏ mong muốn được thông tin về sự kiện này. Nhưng với tư cách một người nghiên cứu, từng làm công việc liên quan đến biển đảo, đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôi cảm thấy cần phải có trách nhiệm thông tin về sự kiện.

Như tôi đã nói, hàng năm, khi đến ngày lễ kỷ niệm 19/1, các phương tiện thông tin cũng đưa tin, cũng đề cập đến rất nhiều. Nhưng để có một tiếng nói chi tiết hơn, cụ thể hơn, rõ ràng hơn, sự thật lịch sử cần làm sáng tỏ hơn thì nó cũng chưa phải thỏa mãn lắm.

Hiện nay, vấn đề này đã trở lên cởi mở hơn, điều đó cho thấy công tác tuyên truyền giáo dục dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong vấn đề này đã phát triển lên rất nhiều.

Quay trở lại sự kiện Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép, ông có thể rút ra những bài học lịch sử gì?

Lịch sử đã chứng minh, muốn giữ được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cần phải tạo ra được sự đoàn kết nhất trí cao độ. Đoàn kết trên dưới, trong ngoài tạo ra sức mạnh to lớn mới phá tan mọi âm mưu muốn phá hoại nền độc lập dân tộc, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.

Mặt khác, muốn bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ phải dựa vào sự tự lực, tự cường là chính. Sự tự lực, tự cường của chính bản thân dân tộc này, đất nước này, quốc gia này chứ không phải dựa vào các thế lực khác. Nếu như không dựa vào bản thân mình mà chỉ trông cậy vào sự giúp đỡ của một cường quốc nào đó, một thế lực nào đó thì tôi nghĩ rằng khó mà có thể giữ được độc lập chủ quyền.

Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên xem nhẹ vai trò, sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Chúng ta tôn trọng và kêu gọi sự ủng hộ giúp đỡ với một động cơ đúng đắn, một sự giúp đỡ vô tư không vụ lợi.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Chuyên- Lại Hà (thực hiện)

16 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam - điều này là chân lý không bao giờ có thể thay đổi, những gì mà Trung Quốc đã làm là một sự xâm phạm, chiếm đóng trái phép. Cho dù hiện nay Trung Quốc đang trắng trợn khẳng định chủ quyền của mình ở quần đảo Hoàng Sa thì cả dân tộc Việt Nam chúng ta vẫn sẽ không bao giờ từ bỏ Hoàng Sa đâu. Hoàng Sa đã gắn bó máu xương với cả dân tộc này, chúng tôi sẽ nguyện đem hết sức của mình để có thể bảo vệ quần đảo ấy. Trung Quốc các người đừng có mà coi thường chúng tôi

    Trả lờiXóa
  3. Trung Quốc cứ khẳng định chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đi, người dân Việt Nam không bao giờ run sợ trước những âm mưu, thủ đoạn của các người. Hành động một các trơ trẽn như thế hẳn là mấy người phải can đảm mới có thể chịu được dư luận coi thường của các nước trên thế giới này. Những gì mà đất nước tôi chịu đựng ngày hôm nay không phải là sự thua kém mà chính là sự cảnh tỉnh cho các người, một khi đã động vào Việt Nam thì sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề, các người hãy đợi đấy

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam chắc chắn sẽ không bao giờ từ bỏ Hoàng Sa, những gì mà cha ông ta đã đổi bằng xương máu để giữ gìn tấc đất quê hương trong bốn ngàn năm lịch sử thì làm sao có thể từ bỏ được. Trung Quốc hãy chờ xem, con người Việt Nam im lặng không có nghĩa là dễ dàng từ bỏ, các người cứ lớn tiếng khẳng định sự thật nhảm nhí của các người đi. Một khi đã quyết tâm thì dân tộc Việt Nam sẽ khiến cho các người gánh hậu quả mà chính các người sẽ phải hối hận

    Trả lờiXóa
  5. Chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc xâm hại một cách trắng trợn, thực sự là không thể hiểu âm mưu của Trung Quốc với chúng ta là gì nữa. Quần áo thì cho chất độc hại vào, giầy dép thì nhét thuốc, đồ ăn thì nhiễm khuẩn cứ thế tuồn vào Việt Nam... hẳn là Trung Quốc phải có những cái đầu ác độc lắm mới có thể hành động thiếu tính người như thế. Gieo nhân nào ắt gặp quả nấy, ăn ở thất đức như thế thì làm sao có một kết thúc tốt đẹp được

    Trả lờiXóa
  6. Hoàng Sa là máu thịt của cả dân tộc Việt Nam - chúng ta nhất quyết không bao giờ từ bỏ. Cả dân tộc ta đã gìn giữ và dựng xây đất nước này qua biết bao năm tháng, bây giờ đây chỉ vì một thủ đoạn đê hèn mà có thể từ bỏ thì thật là không đáng. Điều mà Trung Quốc mong đợi sẽ mãi mãi không bao giờ xảy ra đâu. Đừng tưởng chúng tôi bỏ qua cho những hành động của các người, không bao giờ có chuyện dễ dàng như mấy người nghĩ đâu, hãy chờ đợi mà xem

    Trả lờiXóa
  7. Không những băng chứng lịch sử mà cả những bằng chứng pháp lý khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.Trên là những bằng chứng khẳng định thêm về chủ quyền Biển đảo Việt Nam. Không thể Quốc Gia nào có thể xâm phạm dến chủ quyền đất nước Việt Nam một cách bất hợp pháp, điều đó là vi phạm Luật Quốc tế và không tôn trọng chủ quyền quốc gia khác

    Trả lờiXóa
  8. Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, chúng ta những người dân trên đất nước Việt Nam không bao giờ từ bỏ chủ quyền thiêng liêng của mình, chúng ta sẽ luôn giữ gìn và khi cần thiết có thể chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước

    Trả lờiXóa
  9. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam chúng ta. Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam không bao giờ từ bỏ chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa. Vậy nên mọi người hay làm tất cả những gì có thể để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình

    Trả lờiXóa
  10. Chúng ta có những chứng cứ lịch sử về chủ quyền của nước ta đối với Hoàng Sa, Trường Sa.
    Các thư tịch cổ Trung Hoa như Đường thư nghệ văn chí đời nhà Đường, đề cập tới cuốn sách Giao Châu dị vật chí của Dương Phu với những chuyện kỳ dị ở Giao Châu (Việt Nam) trong đó khẳng định quần đảo Hoàng Sa thuộc về Giao Châu.

    Đời Tống, sách Lĩnh ngoại đại đáp của Châu Khứ Phi cũng xác nhận “Vạn lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa) tọa lạc tại Giao Chỉ dương (biển Giao Chỉ, tức Vịnh Bắc bộ ngày nay)”.

    Đời nhà Minh, trong cuốn Vũ Bị Chí của Mao Nguyên Nghi gọi Biển Đông là Giao Chỉ dương và nhiều tài liệu chính sử nhà Minh cho biết, từ thế kỷ XV, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nguyên là địa bàn ngư nghiệp của Chiêm Thành đã trở thành lãnh thổ của Đại Việt, nhất là từ năm 1427, sau khi Lê Lợi đã đánh thắng quân Minh để giành lại chủ quyền cho Đại Việt.
    Đó là một trong rất nhiều chứng cứ nói rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chúng ta sẽ đấu tranh vì sự thật đó.

    Trả lờiXóa
  11. từ đầu thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu dòm ngó và tranh chấp Biển Đông, bước đầu tiên là khu vực biển đảo phía Bắc, đến giữa thể kỷ hình thành yêu sách toàn bộ Biển Đông với các mốc chủ yếu sau: năm 1909 ra Hoàng Sa; năm 1946 vẽ yêu sách “lưỡi bò” (chiếm khoảng 80% diện tích Biển Đông nhưng chỉ đến tháng 5/2009 mới chính thức đưa ra yêu sách này) đồng thời ra chiếm nhóm phía đông của quần đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình ở Trường Sa; năm 1956, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đóng giữ phần phía đông của Hoàng Sa, Đài Loan tái chiếm giữ đảo Ba Bình ở Trường Sa; năm 1958, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố chính thức yêu sách chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; năm 1974, chiếm phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa; năm 1988 đánh chiếm một số điểm trên quần đảo Trường Sa; năm 1995, đánh chiếm thêm Vành Khăn, phía nam quần đảo Trường Sa.

    Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, coi Hoàng Sa và vùng biển kế cận là thuộc chủ quyền lãnh thổ đương nhiên và không thể tranh cãi; toàn bộ quần đảo Trường Sa (và vùng biển kế cận) thừa nhận có tranh chấp, chủ trương “chủ quyền Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác”.

    Từ những năm 1990, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, Trung Quốc bắt đầu xây dựng và triển khai chiến lược biển mới, đẩy mạnh sự kiểm soát và khai thác các vùng biển gần và vươn ra các đại dương. Năm 1995, Trung Quốc đưa ra “Chiến lược khai thác biển” với mục tiêu biến Trung Quốc thành cường quốc thế giới về biển; có khả năng kiểm soát và khống chế đường biển, khai thác tài nguyên biển. Trung Quốc cho rằng, không thể trở thành cường quốc toàn diện nếu không phải là cường quốc biển.
    Trước những yêu sách và hành động vô lý của Trung Quốc, nhiều học giả của Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mà điển hình là học giả Lý Lệnh Hoa, nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Hải dương Quốc gia Trung Quốc, giáo sư Lý Quốc Hưng thuộc Đại học Giao thông Thượng Hải, học giả có bút danh “Bao Phác Tiên Nhân”…

    Học giả Lý Lệnh Hoa đã phát biểu: Đường 9 đoạn trên Nam Hải là một đường hư ảo. Tiền nhân của chúng ta vạch ra đường 9 đoạn không hề có kinh độ hay vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp luật…, trên toàn thế giới từ xưa đến nay không hề có đường biên giới trên bộ hay trên biển hư ảo. Họ tự vẽ bản đồ “đường lưỡi bò” trùm lên các khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Malaysia, Philippines, Việt Nam, Brunei và sát với vùng biển Natuna được đánh giá rất giàu tiềm năng khí đốt của Indonesia.

    Ông cũng kịch liệt phản đối động thái thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và lên án hành động chính quyền Trung Quốc cho Công ty Dầu lửa Hải Dương mời thầu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Ông khẳng định: “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 là một công ước vĩ đại, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống và tương lai tốt đẹp của nhân dân các nước trên thế giới, trong đó có nhân dân Trung Quốc. Vấn đề Nam Hải tuy cũng liên quan các luật quốc tế khác, nhưng giải quyết vấn đề Nam Hải, như địa vị pháp lý của các đảo nhỏ, xác định đường cơ sở lãnh hải và nguyên tắc phân định ranh giới biển, đều chủ yếu dựa vào các điều khoản của Công ước"

    Trả lờiXóa
  12. Chúng ta phải đấu tranh bền bĩ và kiên cường để đòi lại cho được quần đảo Hoàng Sa bằng công lý và luật pháp quốc tế!” – Chủ tịch huyện Hoàng Sa Đặng Công Ngữ nói với sinh viên ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng. Thế hệ sinh viên những con người tương lai của đất nước cần phải tự hào về truyền thống của cha anh, của dân tộc Việt Nam bồi đắp tình yêu với biển đảo quê hương. Chúng ta không bao giờ thôi ý chí bảo vệ Hoàng Sa.

    Trả lờiXóa
  13. Tranh chấp lãnh thổ là điều xảy ra đối với hầu hết các nước kề cận nhau. Tương quan lực lượng, về dài hạn, chính là sức mạnh kinh tế thường có vai trò quyết định trong việc xác định lợi thế của các bên. Quan trọng chúng ta cần có những chính sách nhất quán lâu dài phù hợp với tương quan lực lượng của mình với nước bạn chứ không đơn giản là đấu tranh vũ trang một cách giản đơn.

    Trả lờiXóa
  14. Xây dựng đất nước là vô cùng quan trọng trong bảo vệ đất nước. Để có thể giành nhiều lợi thế hơn trong các tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam cần phải trở nên hùng cường. Nếu chúng ta không thể mạnh lên thì ngay cả trường hợp các bên có thể gác lại việc xác định rõ ràng trắng đen phần lãnh thổ đang tranh chấp để cùng hợp tác khai thác thì nước nghèo hay yếu hơn vẫn ở vị trí bất lợi hay thua thiệt hơn.

    Trả lờiXóa
  15. Việc “nuôi ý chí phục hồi Hoàng Sa” chẳng những là điều nên làm mà đó còn là nghĩa vụ trước công lao và xương máu của tiền nhân bỏ ra trong việc khai phá, gìn giữ quần đảo này. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ rằng việc lấy lại Hoàng Sa là chuyện phức tạp, lâu dài và thời gian không phải lúc nào cũng ủng hộ chúng ta vì chiếm cứ thực tế vẫn là một tiêu chuẩn quan trọng, nếu không nói là quyết định, trong luật quốc tế theo trật tự thế giới hiện nay và cả trong tương lai.

    Trả lờiXóa
  16. Giành lại Hoàng Sa không phải là chỉ có quyết tâm là đủ. Phải làm sao cho hết thế hệ này đến thế hệ khác luôn luôn nhận thức rõ Hoàng Sa là của chúng ta, và có ý chí thu hồi lại Hoàng Sa. Đó là vấn đề “giữ lửa”. Vì khi thời cơ đến mà không có quyết tâm, không có ý chí giành lại chủ quyền thì chẳng có ý nghĩa gì. Đây là việc lâu dài chứ không thể trong một thời gian ngắn có thể giải quyết.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog