Chia sẻ

Tre Làng

ĐẶT ĐẢNG DƯỚI SỰ GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN

Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua không những thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, mà còn đặt Đảng dưới sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.

Vai trò, trách nhiệm của Đảng được nâng lên, đồng thời vị thế của nhân dân cũng được khẳng định. 

Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân

Hiến pháp mới có sự sửa đổi đáng kể với 147 điều của Hiến pháp cũ, chỉ giữ 7 điều, 140 điều viết lại thành 113 điều mới. Trong đó, nội dung thu hút sự chú ý hơn cả là việc sửa đổi, bổ sung Điều 4 Hiến pháp. Theo tổng kết của Ban soạn thảo, chỉ riêng với Điều 4 Hiến pháp có tới 462 lượt ý kiến tham gia đóng góp. Trong đó, đa số ý kiến đều tán thành hoàn toàn với Điều 4, khẳng định vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quốc hội đã thông qua Hiến pháp sửa đổi với 97,59% số phiếu tán thành.

Điều 4 Hiến pháp mới quy định rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều 4 cũng quy định, Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Ngoài ra, các tổ chức của Đảng và Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Như vậy, có thể nói những nội dung quy định tại Điều 4 đã có nhiều đổi mới so với trước đây. Nói về cái “mới” này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lý giải, các bản Hiến pháp trước chưa nói rõ đến trách nhiệm của Đảng. Nhưng lần sửa đổi này đã đưa vào, đồng thời nhấn mạnh đến sự gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Bên cạnh đó, Hiến pháp còn thể chế hóa được Cương lĩnh của Đảng, trên cơ sở phát huy dân chủ, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tất nhiên, từ khi lấy ý kiến rộng rãi nhân dân, thậm chí ngay cả thời điểm khi Hiến pháp thông qua, vẫn còn những ý kiến khác về Điều 4. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các lần đi tiếp xúc cử tri mới đây từng đưa ra cảnh báo rằng, “các thế lực thù địch” đã lợi dụng thời cơ này, cho rằng không có sự sửa đổi, và đòi xóa bỏ Điều 4, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.

Song, đó chỉ là một vài ý kiến nhỏ lẻ, còn tuyệt đại đa số nhân dân đều đồng tình với những quy định như trong Hiến pháp sửa đổi.

Đảng lãnh đạo phù hợp với truyền thống lịch sử

Phân tích về vai trò lãnh đạo của Đảng, theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, điều này rất phù hợp với “truyền thống lịch sử và cách mạng Việt Nam”. Đồng thời điều này cũng phản ánh được “ý chí, nguyện vọng của nhân dân cả nước”, phù hợp với thực tiễn tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây chính là sự “kế thừa” các bản Hiến pháp trước của nước ta.

Thực tế cho thấy, nhiều nước trên thế giới dù theo chính thể nào cũng đều có “Đảng chính trị và liên minh chính trị”. Một quốc gia có đa Đảng hay một Đảng chính trị là do lịch sử hình thành và đặc điểm riêng của mỗi quốc gia. “Ở nước ta vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tiễn chứng minh và nhân dân khẳng định, suy tôn thì tất yếu phải quy định vai trò của Đảng trong Hiến pháp”, bà Thanh nhìn nhận.

Điều 4 đã thể hiện đầy đủ những vấn đề cơ bản về Đảng và được xác định trong Cương lĩnh năm 1991, bổ sung phát triển năm 2011. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng Đảng luôn tôn trọng và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tất nhiên, điều cử tri cả nước mong muốn là Đảng phải “chỉnh đốn” và “đổi mới” hiệu quả hơn nữa. Không chỉ khẳng định rõ vai trò lãnh đạo của mình mà phải đáp ứng sự mong đợi của nhân dân cả nước trong tình hình mới.

Đại biểu Quốc hội Mã Điền Cư khi nói về điều này cũng cho rằng, Điều 4 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng, làm rõ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Đồng thời cũng thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của Đảng với nhân dân, và vai trò hoạt động của nhân dân đối với hoạt động của Đảng. Như vậy, hiến định vai trò của Đảng không chỉ ở địa vị pháp lý mà còn là “trách nhiệm pháp lý” của Đảng đối với nhân dân, với nhà nước và xã hội.

Trên thực tế vẫn còn những ý kiến khác xoay quanh quy định Đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội. Đảng cũng thẳng thắn thừa nhận “có một bộ phận không nhỏ Đảng viên thoái hóa biến chất”. Chính “một bộ phận không nhỏ” này có thể đe dọa lợi ích chung, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng. Bởi vậy, để “khắc tinh” điều này, Hiến pháp vừa được thông qua đã nhấn mạnh: Các tổ chức của Đảng và Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nghĩa là không ai có quyền được đứng trên, hoặc đứng ngoài Hiến pháp và pháp luật.

Nhìn lại lịch sử, cũng có lúc Đảng đưa ra những quyết định chưa thực sự chín muồi, thậm chí có thể dẫn đến sai lầm. Do vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng phải luôn gắn liền với vấn đề trách nhiệm. Nhận thức rõ điều này, Hiến pháp mới đã yêu cầu Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, đồng thời chịu sự giám sát của nhân dân, và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Từ đó khi đứng trước một quyết định lớn lao, Đảng không chỉ phải nghiên cứu cho thấu đáo, chín muồi, mà còn phải lắng nghe ý kiến nhân dân. Vai trò, vị thế của nhân dân từ đó cũng được cải thiện, nâng cao.

Dù đâu đó vẫn còn những ý kiến khác nhau, nhưng về cơ bản, Hiến pháp vừa được thông qua chính là sự kết tinh của toàn Đảng, toàn dân ta. Nói như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Vẫn còn một bộ phận, một số người và một số vị đại biểu cũng còn ý kiến khác ở khoản này, điều nọ. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số nhân dân và đại biểu đã đồng tình cao. Hiến pháp thông qua đã thể hiện được ý chí của nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân. Đây thực sự là Hiến pháp đổi mới cho thời kỳ mới của đất nước chúng ta”.

Nguyễn Dũng

6 nhận xét:

  1. NGUYỄN ĐÌNH TẤN-CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ TPHCM-GÓC ngừ HUẾ18:34 2/2/14

    trên thế giới này cái gì càng ít thì càng quý giá, ví dụ kim cương?! từ đó suy ra, Đảng CS vn đến giờ còn lại bao nhiêu? nó hẳn sẽ càng được quý trọng bấy nhiêu....

    Trả lờiXóa
  2. Quả thật là điều 4 hiến pháp Việt Nam là một điều luật cực kỳ quan trọng của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều quan trọng của nó chính là điều luật nói đến vai trò của Đảng Cộng Sản Việt Nam, điều mà các thế lực thù địch rất hay căn vào đó để nói chúng ta, và đây là điều mà chúng ta có nhiều ý kiến, do vậy chúng ta có thế thấy rằng tầm quan trọng của chúng như thế nào.

    Trả lờiXóa
  3. Thương le thi huyền21:40 2/2/14

    Ủa Phản động là cái gì vậy ta ? Thế lực thù địch là ai vậy ? Chống trung quốc là phản động sao ? Các bạn Dư luận viên không nên dùng những từ tối nghĩa nữa . kẻo dư luận xã hội cho các bạn như by rong là ĐÔ NGU

    Trả lờiXóa
  4. Nặc danh00:24 3/2/14

    Đến tổng bí thư nói người ta còn chưa tin hẳn, vậy cái loa phường Nguyễn Dũng này thì ai nghe được nhỉ ?

    Trả lờiXóa
  5. Nói Láo là cố tật của người VN . Giữa Nói và Làm luôn có khoản cách như hai đường thẳng song song không bao giờ gặp nhau !

    Trả lờiXóa
  6. Đấy là bác nói chứ thực ra thì vấn đề này sao lại không có thể lý giải được nhỉ, sao lại không ai nghe, vẫn có người nghe chứ. Điều mà tôi muốn nói ở đây là nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhân dân giám sát mọi hoạt động đó, như thế mới có hiệu quả./

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog