Chia sẻ

Tre Làng

LO LẮNG VỀ CHUYỆN KHÔNG THỂ BỊ LỘ



Cuteo@

Nói về nghi án nhận hối lội 16 tỉ đồng ở ngành đường sắt , ông GS Nguyễn Mại có tâm sự khá cởi mở. 

Tuy nhiên, Cuteo@ cho rằng, ông nói thế vẫn mơ hồ lắm, chỉ có tác dụng xoa dịu thần kinh cho người đọc thôi, hoàn toàn không có tí tác dụng nào đối với thực tế. Thậm chí, nó còn làm ngứa thêm những nốt ghẻ (nói theo cách của TBT Nguyễn Phú Trọng) đang có xu hướng lan rộng. Vì những gì ông nói, vẫn chỉ chung chung, thiên hạ nói mãi, báo chí nói mãi, ví von vòng vèo mãi. 

Nhiều người cho đó là lối nói chả chết ái, võ đoán và thiếu cơ sở bởi thiếu chứng cứ chứng minh. 

Nói như thế thì ai cũng nói được.

Người dân đang cần cái cụ thể hơn, chỉ mặt, vạch tên lũ sâu mọt. 

Người dân đòi hỏi lũ đã "bị lộ" cần phải bị trừng trị. lũ "chưa lộ" cần phải được lôi ra ánh sáng của công lý, lương tâm và đạo đức, và làm cho mọi thứ tường minh tới mức nếu có hối lộ thì không thể không lộ.

Nhưng dù sao, về hưu rồi mà ông nói được như thế cũng đáng khen. 

Xin nói thẳng Cuteo@ không lo lắng chuyện lộ, hay chưa lộ mà lo lắng về một cơ chế làm cho những chuyện hối lộ kiểu như thế này "không thể bị lộ".
----------------------

Mời đọc tham khảo:

KÍNH THƯA CÁC ĐỒNG CHÍ BỊ LỘ VÀ CHƯA LỘ

GS Nguyễn Mại - nguyên thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ KHĐT, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, hơn 16 tỷ đồng mà vị lãnh đạo ngành đường sắt nhận hối lộ của DN Nhật Bản, chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. 

Là người quan sát nhiều về đầu tư nước ngoài, ông nhìn nhận sự việc Nghi án nhận hối lộ 80 triệu Yên từ nhà thầu Nhật như thế nào, thưa giáo sư?

Tôi không ngạc nhiên, chỉ buồn thôi. Còn về lo ngại việc Nhật Bản liệu có động thái tạm dừng ODA như năm 2008 hay không, tôi nghĩ là không. Ít nhất là thời điểm này. 

Bởi vì về quan hệ đối ngoại, chúng ta chưa bao giờ có được một đối tác kinh tế tốt như Nhật Bản. 

Năm 2007, chúng ta chỉ mới là đối tác chiến lược. Đến năm 2014, quan hệ hai bên đã nâng lên mức đối tác chiến lược mở rộng. Có thể nói hiện nay Nhật Bản đang là đối tác chiến lược tốt đẹp nhất của Việt Nam, ngay cả giới quốc tế họ cũng đánh giá cao mối quan hệ này. 

Tôi nghĩ chuyện 16,4 tỷ đồng nó cũng nặng nề, nhưng sẽ không làm xấu đi mối quan hệ này nhiều đâu. Họ sẽ xử lí sự việc này trên tinh thần chung của mối quan hệ hai nước, chứ tôi không nghĩ sẽ có chuyện cắt ODA thời gian tới vì cái này đâu. 

Thế còn chuyện thanh danh, chuyện thể diện quốc gia thưa ông? Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế ?

Tôi nói thật là nó cũng chẳng làm mình xấu đi hơn nhiều đâu! Vì bây giờ nói về tham nhũng thì nước mình có tên tuổi thứ hạng lắm rồi, có xấu nữa cũng chả xấu hơn mấy. PCI 2013 vừa rồi, DN FDI họ còn đánh giá bệnh của mình nặng hơn Lào và Campuchia mà. Riêng tham nhũng ODA ở các nước châu Á, trừ Singapore ra thì nước nào cũng mắc phải, nhưng bệnh của mình có lẽ là nặng nhất. 

Nói chung vụ 16 tỷ đang điều tra này nó đã ăn thua gì. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, chứ còn nói thật ra, thì đúng là phải nói “kính thưa các đồng chí đã bị lộ và các đồng chí chưa bị lộ”. Trước đây 1 tháng chúng ta vừa mới xử cái ụ nổi đấy. Rồi chúng ta đang có cái cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình nữa. Đấy bạn cứ thử để rồi mà xem.

Có biện pháp nào để hạn chế tình trạng này thưa ông?

Tôi kỳ vọng nhiều ở dự thảo luật đầu tư công. Trong đó dự thảo đề cập một việc theo tôi rất cần, mà muốn công khai minh bạch thì phải có.

Đó là việc dự thảo luật có nêu đến việc tăng vai trò của Ủy ban mặt trận tổ quốc trong giám sát đầu tư công. Cụ thể, mặt trận sẽ thu hút các chuyên gia giỏi để trở thành một lực lượng giám sát độc lập, theo dõi các dự án từ khi còn là chủ trương đầu tư, chọn thầu, thuyết trình dự án hay thực hiện dự án. 

Cứ thử đến xem nông thôn họ làm đường liên thôn sao rẻ thế. Là vì họ có các ông cụ già, người ta đến người ta xem, người ta giám sát từng cân sắt từng cân xi măng, nên người ta biết được bao nhiêu là đủ, thừa cân nào thiếu cân nào rõ ràng hết. Chứ cứ để mấy ông lãnh đạo xã, lãnh đạo huyện với tỉnh thì tốn kém thất thoát, dễ phạm sai lầm từ chủ trương đầu tư cho đến chọn thầu rồi ăn gian chi phí…

Nếu Dự luật đầu tư công được thông qua mà có những cơ chế thay đổi rồi sau đó thực hiện nghiêm chỉnh thì may ra chúng ta hạn chế được tham nhũng.

Ở Braxin họ có những quy định hay để chống tham nhũng đầu tư công, mà tôi đã góp ý với Hà Nội nhiều lần nhưng họ không tiếp nhận.

Đó là ví dụ như HĐND TP Hà Nội mà thông qua một dự án đầu tư công, thì họ lập ra một nhóm chuyên gia độc lập, các chuyên gia độc lập này sẽ trình lên HĐND một bản thẩm định cái dự án đấy, song song với cái thẩm định của cơ quan nhà nước.

Xưa tới nay cứ nhét nhiều phong bì vào túi bên quản lý dự án thì chuyện thẩm định sẽ rất nhanh, nhưng nếu có một cơ quan độc lập thẩm định như thế thì sẽ hạn chế được tiêu cực.

Bài gốc ở đây

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog