Chia sẻ

Tre Làng

TƯỞNG NIỆM

Bài gốc bên nhà Tư Mã Thiên: Tưởng Niệm

Như đã nói ở bài viết trước về đề tài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Bài viết này, Tư Mã Thiên sẽ nói về các hoạt động “tưởng niệm” của một số vị là nhân sĩ, trí thức trong thời gian gần đây.

Lịch sử Việt Nam chủ yếu là đánh nhau với Trung Quốc, cuộc chiến gần nhất là 17/2/1979, sau đó có đánh lai rai trên đất liền lẫn trên biển. Là cuộc chiến mới lại có nhiều yếu tố “nhạy cảm”, có cả những xử lý chưa tốt của cả 02 bên nên dẫn đến nhiều nghi hoặc, bất bình từ nhiều người. Do đó, một số người thì hiểu sai, một số người thì do ngu dốt hoặc cố tình xuyên tạc về cuộc chiến này. Thời gian gần đây nhờ Biển Đông êm ắng (cũng chỉ là nhất thời mà thôi, TQ im thì biển êm, TQ quậy thì lại dậy sóng) nên các vị nhân sĩ, trí thức cũng ít việc để làm. Cuộc chiến 1979 là cơ hội tốt để tiếp tục thể hiện “kịch bản yêu nước” của những vị này. Ai cũng có thể thấy hoạt động tưởng niệm của các vị này chỉ tập trung vào 03 chữ là “Trung Quốc, Trung Quốc và Trung Quốc”. Mối quan trực tiếp của họ là TQ, nếu có kỷ niệm ngày 30/4 thì họ cũng không hô “đả đảo Mỹ” đâu, đến cả cuộc chiến biên giới Tây Nam do TQ xúi giục, giúp đỡ Khơ me đỏ thì các vị cũng có thèm tưởng niệm đâu. Có thể sau này khi khai thác hết cuộc chiến phía Bắc họ sẽ quay sang cuộc chiến Tây Nam.

Hoạt động tưởng niệm của các vị này có các đặc trưng: đeo băng quanh đầu để thể hiện dũng khí, chụp hình tập thể với những gương mặt bừng bừng sát khí, hô khẩu hiệu đả đảo TQ và sau đó là truyền thông, xem như chỉ có ta là yêu nước còn Nhà nước thì không chịu làm gì. Nhà nước làm nhiều, chăm lo nhiều cho các anh hùng liệt sĩ nhưng các vị lờ đi. Ví dụ như lễ kỷ niệm ngày truyền thống bộ đội Trường Sa và tưởng niệm 64 chiến sĩ hi sinh bảo vệ quần đảo Trường Sa (14-3-1988 – 14-3-2014) ngày 24-2 tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) do Ban liên lạc bộ đội Trường Sa tỉnh Khánh Hòa tổ chức; hoặc làm tượng đài Gạc Ma… Mấy vị nhân sĩ, trí thức này mà chịu hô hào, kêu gọi mọi người góp tiền và trực tiếp góp tiền để làm tượng đài thì tốt biết mấy.

Tưởng niệm anh hùng liệt sỹ mà hô đả đảo Trung Quốc để làm gì ? Sự thật thì họ tưởng niệm thì ít, kích động chống Trung Quốc thì nhiều và che giấu âm mưu thâm hiểm khiến người dân hiểu là chính quyền yếu kém, làm “nô lệ” cho TQ.

Cũng liên quan đến cuộc chiến phía Bắc, không hiểu sao báo chí trong nước cũng lại đồng loạt ăn theo nhân sĩ, trí thức đưa bài viết vào ngày 17/2. Như một số blogger đã nói từ năm trước là phải tổ chức kỷ niệm vào ngày 18/3 mới đúng. Thay vì kỷ niệm vàongày chiến thắng thì lại kỷ niệm vào ngày bị đánh. Do đó, Tư Mã Thiên đợi đến gần ngày 18/3 để nhắc lại việc này và kêu gọi các blogger hãy đưa avatar, bài viết ca ngợi các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến biên giới phía Bắc vào ngày 18/3 sắp tới; chúng ta không cần phải tụ tập để khoe lòng yêu nước, mỗi cá nhân hoàn toàn có thể thể hiện tình cảm của mình bằng nhiều cách thức khác nhau. Tưởng niệm anh hùng liệt sĩ là điều tốt nhưng tưởng niệm với tâm thế như của các vị nhân sĩ, trí thức thì tuyệt đối không nên làm.

2 nhận xét:

  1. http://diendanxahoidansu.wordpress.com/16:02 15/3/14

    Câu hỏi trên có lẽ là câu hỏi nhức nhối của bất kỳ người Việt Nam nào trước cảnh tượng nhà nước cho tổ chức nhảy đầm, múa hát dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ trong ngày tưởng niệm 35 năm cuộc chiến biên giới. Cả báo chí ngoại quốc, tờ Washington Post cũng đăng tải hình ảnh đáng xấu hổ này. Hành động thiếu lương tâm, chỉ cốt làm vui lòng Bắc Kinh mà không quan tâm gì đến nỗi đau của người dân, của thân nhân các liệt sĩ là một thái độ khá tàn nhẫn của lãnh đạo Hà Nội. Nó không những làm tủi hổ vong linh các chiến sĩ đã khuất mà còn sỉ nhục đến danh dự của nhân dân Việt Nam. Đây là giọt nước làm tràn ly, có bao nhiêu người nữa đang âm thầm rời bỏ đảng trong những ngày sắp tới?
    Rõ ràng vận mạng đất nước đang nằm trong tay của mỗi chúng ta, người trong lẫn ngoài nước, kể cả những đảng viên CS. Và rõ ràng vận mạng đó đang như chỉ mành treo chuông. Thử hỏi ta có còn kiểm soát được những cánh rừng đầu nguồn ở biên giới phía Bắc và các vùng trọng yếu ở Tây Nguyên nữa không? Thử hỏi quân đội đã làm được gì khi biển đảo của ta bị xâm chiếm dần dần? Thử hỏi do đâu mà trên khắp đất nước của mình lại có hàng trăm những khu hoàn toàn biệt lập của “công nhân” Trung Quốc? Chỉ cần nhìn những dữ kiện nhức nhối và tự mình đặt các câu hỏi trên, bất cứ ai cũng phải giật mình kinh sợ trước hiểm hoạ mất nước, đâu cần phải chờ để nhìn thấy chiến xa của Trung Quốc ở ngưỡng cửa biên giới.

    Trả lờiXóa
  2. http://diendanxahoidansu.wordpress.com/16:11 15/3/14

    Tàu neo trên vùng biển Gạc Ma
    Chúng tôi thả vòng hoa xuống biển
    Những cơn sóng ầm ào ập đến
    Sóng dội lên từ đáy biển sâu…

    Chúng tôi đứng lặng trên boong tàu
    Cúi đầu nhớ về những người đã chết,
    Sáu mươi tư đứa con đất Việt
    Máu đỏ loang trên biển một ngày.

    Đạn quân thù xé nát ngực trai
    Tay vẫn ôm lá cờ Tổ quốc,
    Biển gầm thét trước quân xâm lược
    Sóng trào lên nỗi hận căm thù.

    Các anh nằm dưới đáy biển đến giờ
    Hồn phảng phất trên từng ngọn sóng
    Máu vẫn đỏ ngầu khi biển động
    Khi quân thù còn lảng vảng xung quanh.

    Chúng tôi tiếp tục cuộc hải trình
    Tiếng còi tàu vang dài từ biệt,
    Trường Sa ơi sao mà thân thiết
    Bởi bao đồng đội mãi nằm đây…

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog