Chia sẻ

Tre Làng

Nguyễn Tiến Trung được ra tù trước thời hạn

Khoai@

Hóng trên mạng thấy sau Cù Huy Hà Vũ được phóng thích đi chữa bệnh tại Mẽo quốc, nay đến lượt Nguyễn Tiến Trung được ra tù trước thời hạn. Mạng mẽo làng zân chủ được phen oánh chén no nê và tha hồ quay tay tự sướng.

Kiểm tra lại thông tin, việc Nguyễn Tiến Trung được ra tù trước thời hạn là chính xác. Không những thế, nhà nước còn hào phóng thả luôn cả Vi Đức Hồi về rừng. 

Có người hỏi vì sao họ được ra tù trước thời hạn? Có hay không vì sức ép của phương Tây, sức ép tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái BÌnh dương, hay sức ép của các thể loại Ba Sàm, Lập Què hay Bùi Minh Hằng? 

Xin nói ngay, với bản lĩnh của mình, nhà nước Việt Nam chả vì ba thứ lăng nhăng đó mà phóng thích các tù nhân, ngoại trừ lý do nhân đạo hay vì sự tu tâm cải tà của chính các tù nhân. Những lý do bóng gió khác như nhân việc thả Cù Huy Hà Vũ thì chính quyền cài cắm người vào làng zân chủ hoàn toàn thiếu cơ sở.

Tất nhiên, muốn được hưởng đặc ân ra tù trước thời hạn, Tiến Trung phải ký một số giấy tờ cam kết trước khi về đoàn tụ với gia đình. Theo một bài viết trên BBC, Nguyễn Tiến Trung chia sẻ:
Nhà hoạt động cho biết đầu tháng này, anh đã được ban Giám đốc Trại giam cho biết anh có thể được cứu xét đặc xá trong đợt 30/4 năm nay, nhưng không ngờ đã được ra tù nhanh trước kỳ hạn đó.
Thạc sỹ cho hay trong thời gian ở tù, anh được đối xử 'tốt', tuy bị giam giữ 'cách ly tuyệt đối'.
Tiến Trung nói với BBC hiện tại anh cần thời gian để nắm bắt tình hình trước khi ra quyết định sẽ làm gì trong thời gian tới đây, nhưng không ngoại trừ anh có thể cứu xét việc nhận lời mời đi tu nghiệp ở nước ngoài để nâng cao trình độ, nếu có cơ hội.
Trước đó bà Lê Thị Minh Tâm cũng nói với BBC con trai của bà đã được chính quyền trao quyết định thả tự do vào đầu giờ sáng thứ Bảy và đã về tới nhà, mà gia đình không hề được biết trước vào lúc 10h kém năm phút cùng ngày.

Sinh năm 1983 tại TP HCM, ngay từ khi còn học tại Trường Đại học Bách khoa TP HCM (năm 2001), Nguyễn Tiến Trung đã bộc lộ tư tưởng chống đối Nhà nước. Đến năm 2002, Trung sang Pháp du học và tại đây, anh ta đã có những cuộc tiếp xúc với Nguyễn Gia Kiểng, kẻ cầm đầu tổ chức phản động mang tên “Tập hợp dân chủ đa nguyên”, cùng một số đối tượng khác như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên…

Bị những kẻ này lôi kéo, hỗ trợ, ngày 8/5/2006, Nguyễn Tiến Trung thành lập và cầm đầu “Tập hợp thanh niên dân chủ” tại Pháp với mục đích được Trung tuyên bố công khai, là “tập hợp lực lượng trong giới trẻ, phối hợp với lực lượng chống đối trong, ngoài nước, đấu trang chống Nhà nước, đòi thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam”.

Sau đó, Nguyễn Tiến Trung tạo ra một blog trên mạng Internet, viết và tán phát nhiều tài liệu, cụ thể như: “Thư ngỏ của một sinh viên bình thường ở một đất nước không bình thường”, nội dung xuyên tạc, vu khống đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta.

Bên cạnh đó, Nguyễn Tiến Trung còn trực tiếp điều hành, quản lý diễn đàn “Thanh niên dân chủ” trên mạng Internet nhằm lôi kéo, tập hợp một số thanh niên Việt Nam đang du học ở nước ngoài tham gia, trong đó có Nguyễn Thị Hường, Trần Chiêu Việt, Ngô Thị Ngoan, Nguyễn Trác Việt, Trần Dũng Nghi, Nguyễn Quốc Nam, Nguyễn Bách, Trần Minh Răn, Nguyễn Thị Thanh Vân…

Được cử giữ vai trò cốt cán trong tổ chức phản động “Tập hợp thanh niên dân chủ”, những kẻ nêu trên đã tổ chức nhiều cuộc bọp, bàn về phương cách, kế hoạch chống phá Nhà nước Việt Nam.

Hành động của Nguyễn Tiến Trung đã được Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi - là hai kẻ cầm đầu tổ chức phản động “đảng nhân dân hành động” ở Mỹ chú ý. Lập tức, Nguyễn Sĩ Bình đưa Nguyễn Tiến Trung sang Mỹ, tiếp xúc với các nhóm phản động người Việt như “Việt Tân”, “Tuổi trẻ Việt Nam lên đường”, “Liên minh Việt Nam tự do”, “Ủy ban bảo vệ quyền người lao động Việt Nam”.

Đến ngày 25/12/2006, Nguyễn Tiến Trung - lấy bí danh là Nguyễn Trọng Nghĩa, viết đơn xin gia nhập tổ chức phản động lưu vong “Đảng dân chủ” do Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi cầm đầu.

Đầu tháng 6/2007, Trung được Nguyễn Sĩ Bình đề cử chức vụ “Ủy viên trung ương đảng, phó ban đối ngoại, trưởng ban công tác thanh niên”. Tiếp theo, đầu tháng 7/2006, Nguyễn Tiến Trung cùng Nguyễn Việt Quốc - là thành viên của tổ chức phản động “Tập hợp thanh niên dân chủ”, Nguyễn Phúc Tửng, Đoàn Văn Linh - thuộc tổ chức “Văn phòng các hội đoàn chống Việt Nam”, Trần Hồng - là kẻ đã dùng xe ủi tấn công Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp năm 1996 tiến hành thực hiện kế hoạch “Vận động marathon, nối vòng tay lớn”, thu thập chữ ký, kích động chống Nhà nước Việt Nam.

Sau khi học xong chương trình thạc sĩ tại Pháp, Nguyễn Tiến Trung trở về nước. Trước lúc về, Trung lại được Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi giời thiệu với các đối tượng cầm đầu tổ chức phản động “Đảng dân chủ Việt Nam” ở trong nước.

Theo chỉ đạo của Nguyễn Sĩ Bình, Trung tiến hành bắt liên lạc với Hoàng Minh Chính (đã chết) và Trần Anh Kim ở Thái Bình cùng một số kẻ cơ hội, bất mãn, nhằm bàn kế hoạch công khai hóa “Đảng dân chủ nhân dân Việt Nam” ở trong nước để thực hiện ý đồ chống phá Nhà nước Việt Nam.

Rất nhiều lần, Trung trực tiếp gặp gỡ Hoàng Minh Chính cùng một số đối tượng để bàn về đường lối hoạt động, nhân sự, cơ cấu tổ chức, phát triển lực lượng cho “Đảng dân chủ Việt Nam”, tham gia viết dự thảo rồi tán phát trên mạng Internet bản “Hiến pháp” với nội dung “đa nguyên”, “đa đảng”. Trung cũng tham gia góp ý chỉnh sửa “cương lĩnh”, “điều lệ” của “Đảng dân chủ Việt Nam” cùng nhiều văn bản khác mà nội dung vẫn không ngoài việc chống phá đất nước.

Tiếp tục những hoạt động của mình, Nguyễn Tiến Trung đã giới thiệu Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức cho Nguyễn Sĩ Bình rồi sau đó, cả Định lẫn Thức đã tham gia vào “Đảng dân chủ Việt Nam”. Đồng thời Trung còn tuyên truyền, lôi kéo thêm một số người khác vào “đảng”, vào “Tập hợp thanh niên dân chủ”.

Khi Hoàng Minh Chính chết, trong đám tang tại Hà Nội (tháng 2/2008), Nguyễn Tiến Trung nhiều lần trả lời phỏng vấn đài, báo nước ngoài, nội dung chống phá Nhà nước Việt Nam, công khai cầm băng rôn viết “Đảng dân chủ Việt Nam” trong đám tang rồi chụp hình, tán phát trên mạng Internet.

Bên cạnh đó, Trung còn kích động sinh viên, thanh niên biểu tình gây rối tại Hà Nội và TP HCM trong các ngày 9, 16, 23/12/2007, và ngày 29/4/2008. Mặc dù đã được các đoàn thể quần chúng, chính quyền, cơ quan chức năng ở địa phương động viên, giáo dục, nhưng Nguyễn Tiến Trung vẫn không nhận ra sai trái, mà lại còn tiếp tục hoạt động với thái độ ngày càng hung hăng, trắng trợn, thách thức luật pháp theo sự chỉ đạo của bọn phản động nước ngoài.

Ngày 5/3/2008, Nguyễn Tiến Trung trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, và nhận nhiệm vụ tại Trung đoàn Gia Định, Bộ Chỉ huy Quân sự TP HCM. Trong hơn 1 năm ở môi trường quân đội, Nguyễn Tiến Trung nhiều lần được các cấp lãnh đạo đơn vị giáo dục, nhưng Trung vẫn không từ bỏ tư tưởng chống đối, vẫn duy trì liên lạc với Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức và các đối tượng chống đối khác.

Nguyễn Tiến Trung đã nhận các tài liệu phản động như “Hiến pháp”, “cương lĩnh”, “điều lệ” của “Đảng dân chủ Việt Nam” rồi chuyển cho Lê Công Định nghiên cứu, chỉnh sửa. Vào thời điểm này, Trung được Nguyễn Sĩ Bình đề bạt lên làm “Ban thường vụ trung ương”, đồng thời là “Phó tổng thư ký” phụ trách thanh niên của “đảng dân chủ Việt Nam”.

Được nước, Trung biểu lộ thái độ chống đối qua các hành vi như, không thực hiện nhiệm vụ được cấp trên phân công, không đọc 10 lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam, tiết lộ bí mật hành quân. Sau nhiều lần nhắc nhở, kiểm điểm, cảnh cáo, cuối cùng Nguyễn Tiến Trung đã bị loại ngũ vào ngày 6/7/2009.

Ngày 20-1, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bốn bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” gồm Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao số 09/VKSTC-V2 ngày 23-11-2009, để thực hiện hành vi phạm tội, các bị cáo đã sử dụng công nghệ thông tin, ứng dụng internet, liên lạc, trao đổi bằng mật khẩu và làm ra, tàng trữ các tài liệu có nội dung chống Nhà nước, phát tán cho nhiều người đọc nhằm xuyên tạc, kích động gây nghi ngờ, làm mất lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Bị cáo Trần Huỳnh Duy Thức là đối tượng chủ mưu thành lập tổ chức có tên gọi “Nhóm nghiên cứu chấn”; tích cực viết và cho đăng nhiều bài có nội dung xuyên tạc, chống đối sự lãnh đạo của Đảng và cầm đầu tổ chức phản động có tên gọi “đảng xã hội Việt Nam”. Bị cáo Nguyễn Tiến Trung là đối tượng chủ mưu thành lập, cầm đầu tổ chức phản động có tên gọi “Tập hợp thanh niên dân chủ”, tham gia hoạt động đắc lực trong tổ chức phản động có tên gọi “đảng dân chủ Việt Nam”. Bị cáo Lê Công Định là đối tượng tham gia hoạt động tích cực trong tổ chức phản động có tên gọi “đảng dân chủ Việt Nam” và chịu trách nhiệm thành lập, cầm đầu tổ chức chống Nhà nước có tên gọi “đảng lao động Việt Nam” để tập hợp lực lượng cho “đảng dân chủ Việt Nam”; tham gia khóa huấn luyện về phương pháp đấu tranh “bất bạo động” chống Việt Nam do tổ chức khủng bố có tên gọi “Việt tân” tổ chức tại Thái Lan vào tháng 3 năm 2009. Bị cáo Lê Thăng Long là đối tượng tham gia hoạt động trong tổ chức có tên gọi “Nhóm nghiên cứu chấn” từ tháng 4 năm 2007, Lê Thăng Long đã tách khỏi tổ chức “Nhóm nghiên cứu chấn”, thành lập “Phong trào chấn hưng nước Việt” và các hoạt động “Câu lạc bộ chấn hưng nước Việt”, viết bài có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tại phiên tòa, hai bị cáo Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung đã thừa nhận hành vi phạm tội và xin được khoan hồng .

Hành vi phạm tội của 4 bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, hoạt động phạm tội có tổ chức, có sự móc nối với các tổ chức phản động của người Việt ở nước ngoài, nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.

Sau một ngày xét xử sơ thẩm vụ án “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt: Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù, thời gian quản chế 5 năm; Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù, 3 năm quản chế; Lê Công Định và Lê Thăng Long cùng chịu mức án 5 năm tù và 3 năm quản chế. Các bị cáo trên bị Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao truy tố về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Và đến hôm nay, Nguyễn Tiến Trung đã được hưởng đặc ân của nhà nước, ra tù trước thời hạn, đoàn tụ với gia đình. Xin chúc mừng Trung!

Người viết tin rằng, được ra tù trước thời hạn là niềm vui của Trung và gia đình. Nhưng chắc chắn, đám zân chủ cuội và đám vong nô phản quốc sẽ tìm cách lôi kéo Trung bằng nhiều hình thức, từ tung hô, "giúp đỡ" đến đe dọa và hạ nhục trước cộng đồng.

Hi vọng, Nguyễn Tiến Trung vẫn còn nhớ những gì mình đã làm, hãy tỉnh táo, tu thân tích đức và làm người có ích cho xã hội.

16 nhận xét:

  1. Anh Tre à, thằng này hung hăng lắm, không biết nó ã tỉnh chưa?

    Trả lờiXóa
  2. Các bạn dân chủ hãy cảnh giác. NT Trung đã bị cộng sản mua chuộc trong tù. Mục đích là chui vào phong trào dân chủ để phá hoại. Trước mắt hãy cảnh giác, nếu có điều kiện hãy kiểm tra cho an toàn
    Theo tôi, vụ này không dễ dàng như thế, nó cũng giống như Bùi Thanh Hiếu (tức Người Buôn Gió), đã chỉ điiểm cho công an Nghệ an bắt anh em.

    Trả lờiXóa
  3. Thực ra thì các nhà dân chủ mới nổi chưa đủ tầm để hội tụ. Ngay đến TÂM và ĐỨC khẳng định bản ngã cũng còn chưa chuẩn. Để được gọi là làm chính trị, các vị cũng mới chỉ là có biểu hiện và một vài hành động chống đối. Người ta đã hiểu các vị thì chẳng có gì để ngại. Nuôi nhốt các vị trong trại đã đến lúc trở nên bất cập thì thôi thả .

    Trả lờiXóa
  4. Một loạt những hoạt động chống phá của Nguyễn Tiến Trung cùng với những tên phản động khác. Có lẽ trong chúng ta ai khi đọc xong bài viết này cũng thấy rằng tội của chúng là quá nặng, thế nhưng ngay trong lúc xét xử hắn đã được hưởng lượng khoan hồng của nhà nước ta khi mà có được một hình phạt rất nhẹ trong khung các tội xâm phạm an ninh quốc gia đó là 7 năm tù, 3 năm quản chế, Nguyễn Tiến Trung nên cảm ơn Đảng và nhà nước đã tạo cơ hội để quay trở lại với xã hội.

    Trả lờiXóa
  5. Sao cái tên Nguyễn Tiến Trung này lại may mắn vậy nhỉ, hắn vừa được hưởng sự khoan hồng của nhà nước ta khi mà chỉ phải chịu mức án 7 năm tù, 3 năm quản chế, rồi sau đó hắn lại được đặc xá trước thời hạn. Đúng là thằng phản bội đất nước này may thật, chắc là hắn cảm thấy vui lắm, nhưng xin nhắc lại rằng đây là do nhà nước ta khoan hồng cho hắn, hắn phải lấy điều đó mà cảm ơn Đảng và nhà nước đi.

    Trả lờiXóa
  6. Toi nghi rang, toi trang cua Trung da phai tra gia. May nam học tap, cai tao va nhan duoc khoan hong ve sòm voi gia dinh va xa hoi, lam lai tu dau. Trung biet se phai lam gi.

    Trả lờiXóa
  7. với những trải nghiệm cs trong tù, hy vọng chú này sẽ là người tốt, đứng có ngựa theo đường cũ nữa

    Trả lờiXóa
  8. Tôi thấy Nhà nước đã thể hiện lối cư xử rất đàng hoàng với Nguyễn T.Trung.

    Trả lờiXóa
  9. 1 thạc sỹ CNTT được đào tạo bài bản ở nước ngoài, nếu cố gắng phấn đấu vươn lên thì chắc chắn NTT bây giờ đã có 1 chỗ đứng vững chắc và mức thu nhập rất đàng hoàng trong XHVN, Tôi thấy Nhà nước ta tạo điều kiện cho mọi người vươn lên, phấn đấu phát triển bản thân, làm giàu cho cá nhân, gia đình và XH. Đừng u mê theo những con đường sai trái để rồi khi nhìn lại cuộc đời sẽ thấy chóng vánh lắm! 31 tuổi không còn trẻ nhưng cũng chưa già, đây là lúc cần làm lại, với nền tảng sẵn có tôi tin Trung sẽ nhanh chóng khẳng định được bản thân, quan trọng là anh ấy có quyết định như thế nào thôi

    Trả lờiXóa
  10. Thằng ranh con này mơ làm vua giưới sự bảo trợ của thiên triều Mĩ quốc đây mà .Chụp ảnh bên tượng sáp lại bảo là mình ((gặp tổng thống Mĩ ))

    Trả lờiXóa
  11. có một thông tin từ một người bạn nói rằng sau khi Lê Thăng Long được Công an Việt Nam tha bổng, cho mãn hạn tù trước thời hạn để thực hiện nhiệm vụ tái lập "Phong trào con đường Việt Nam" đã bày cách cho Nguyễn Tiến Trung theo gót mình

    Trả lờiXóa
  12. việc tha tù trước thời hạn cho Nguyễn Tiến Trung thể hiện tính nhân đạo của đảng và Nhà nước, hi vọng sau khi đc ra tù a Trung tập trung làm ăn để phát triển đất nước, tránh xa những hoạt động chống đối, vi phạm pháp luật.

    Trả lờiXóa
  13. anh em cần cảnh giác với Nguyễn Tiến Trung, không rồi lại ăn đủ như Lê Thăng Long, vừa ra tù đã thành chỉ điểm cho công an

    Trả lờiXóa
  14. chắc a Trung phải cải tạo tốt lắm mới đc thả sớm thế. Dù thế nào thì cũng chúc mừng a, mong rằng sau khi ra tù a ko còn bị "lầm đường lạc lối", sớm thức tỉnh được nhiều người vẫn đang đi "lạc đường"

    Trả lờiXóa
  15. chắc a Trung phải cải tạo tốt lắm mới đc thả sớm thế. Dù thế nào thì cũng chúc mừng a, mong rằng sau khi ra tù a ko còn bị "lầm đường lạc lối", sớm thức tỉnh được nhiều người vẫn đang đi "lạc đường"

    Trả lờiXóa
  16. Nguyễn Tiến Trung đã được hưởng đặc ân của nhà nước, ra tù trước thời hạn, đoàn tụ với gia đình thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà nước ta, vậy mà có kẻ lại nói nhà nước ta hèn nhát và sợ hãi một điều gì đó. mọi việc đều được thực hiện theo quy định của pháp luật và trên tinh thần nhân đạo, Nguyễn Tiến Trung nên biết điều đó và sống sao cho xứng đáng với những gì mà nhà nước đa tạo điều kiện

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog