Chia sẻ

Tre Làng

ĐÔI KHI CẦN PHẢI IM LẶNG...

(Chán, post lại bài cũ!)

* Ngày trước, kinh tế bao cấp, nhà chạy cơm từng bữa, đàn con đông nheo nhóc...

Người cha nói với các con:

- Ai ăn gì thì ăn nhưng phần cơm cháy phải để lại cho ba...

Đàn con không hiểu gì nhưng đến bữa ngoan ngoãn để dành phần ba là những miếng cơm cháy đen mỏng bám sát nồi... Ba đi làm về muộn, vừa cười vừa ăn ngon lành.

Theo thời gian, ba mất đi. Đàn con trưởng thành, yên bề gia thất, công danh vững vàng.

Ngày giổ ba, con cháu sum vầy đông đủ, mẹ nâng cốc trà chậm rải tâm sự:

- Không phải ba mày thích ăn cơm cháy đâu! Nhưng ổng muốn dành cơm trắng cho mẹ con mình đấy...

Cả nhà im lặng, có vài giọt nước mắt đã rơi...
...

* Dậy thật sớm, tản bộ hít thở không khí sương mai, thản thơi ghé vào một quán cà phê ven đường.

Hai mẹ con đang phụ giúp nhau, mẹ rửa ly tách, con pha trà. Cậu bé khoảng độ 11-12 tuổi, cặp mắt sâu thăm thẳm nét buồn, thoăn thoắt bưng ấm trà hết bàn này đến bàn nọ, thỉnh thoảng lại đến gần bếp, đút vội vài thìa cơm nguội nhai ngấu nghiến. Người mẹ gầy guộc nhỏ to:

- Biểu nó ra ngoài ăn sáng, thích ăn gì thì ăn.., nhưng nó không chịu, nó bảo ăn cơm cho chắc bụng.

Đến giờ đi học, bạn bè đến trước nhà, nói vọng, ăn cơm hoài không thấy chán sao, lấy cặp nhanh lên.

Cậu bé cười thật hiền và im lặng, bá vai bạn bè hối hả đến trường...
...

* Người cha cờ bạc du côn gây sự đánh người gây thương tích, nằm khám. Người mẹ bán buôn chơi hụi, tham lam vỡ nợ trốn chạy tăm hơi. Đứa trẻ bơ vơ sống với ông bà.

Chiều đón cháu đi học về, dắt nó đi ăn kem, cháu ngây thơ hỏi:

- Sao bạn bè bảo cháu là bị quả báo? Mà quả báo là gì ạ? 

Không sao trả lời được. 

Đôi khi trong đời cần phải im lặng...

Vâng! “Sống trên đời sồng cần có một tấm lòng”, đó là những dòng chữ tinh hoa trong một bài hát nổi tiếng “Để gió cuốn đi”, đó là một trong những triết lý của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn để lại cho đời. 

Khi cuộc sống vẫn còn nhiều nổi đau, nhiều bất công, khi cuộc sống còn quá nhiều người đặt lợi ích của bản thân lên trên hết và quên quan sát những gì xung quanh chúng ta, quên nhìn những thân phận xung quanh mình, chọn sai ý nghĩa, mục đích của cuộc sống thì lời bài hát ấy vẫn còn vang vọng mãi…

Sau này, hình như nhạc sĩ còn có một câu nói hay hơn nữa, đó là “sống tử tế với nhau hơn”. Vậy là ông đã về với cát bụi, với cõi vĩnh hằng được 13 năm, ngày 1 tháng 4 là ngày mất của ông, nhớ mãi ông và nhớ mãi những lời ca thấm đượm thân phận con người.

Ngày 1 tháng 4 cũng là ngày Quốc tế nói dối. Trong cuộc sống, đôi khi lời “nói dối” làm cho con người vui hơn, thi vị hơn, sinh động hơn. Nhưng đừng có ác ý, nhưng đừng có mưu lợi cho bản thân mình từ những lời nói dối ấy…

Cũng có những trường hợp không thể không “nói dối”, nhưng hãy “nối dối”… vì một tấm lòng, vì sự tử tế giữa con người với con người. Nếu không làm được như vậy, xin hãy im lặng…

Nguồn: MP
(18/4/2010)

3 nhận xét:

  1. Đọc bài này thật là xúc động về tình cha ấm áp, cũng có sự so sánh sâu sắc giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích tập thể không phải là người ngoài mà chính là người thân trong gia đình chúng ta, im lặng để suy nghĩ hiểu hết về cuộc sống, hiểu được giá trị của bản thần, mình là ai và vị trí của mình đang ở đâu

    Trả lờiXóa
  2. Đã bao giờ bạn trách vì bố mẹ không cho tiền bạn để bạn mua thứ mình thích,đã bao giờ bạn nghĩ họ thật xấu xa và không chịu hiểu con mình không??không biết các bạn như thế nào nhưng tôi cũng đã từng như thế,nhưng khi đã biết suy nghĩ thì mới nhận ra được rằng,đừng nhìn lên những đứa bạn có điều kiện hơn mình,mà hãy nhìn xuống,ở đấy có những người thèm khát có người cha người mẹ như bạn.và hãy tự hào rằng,Tuy Mình không bằng ai,nhưng mình vẫn hơn nhiều người,sống là phải biết phấn đấu.

    Trả lờiXóa
  3. Có nhiều lúc,trên đường đời tấp nập,chúng ta hãy dành một ít thời gian để nhìn lại cuộc sống thay đổi như thế nào,nhìn lại quá khứ chúng ta,nhìn lại xem thế giới và con người đổi thay từng ngày,chính những lúc đó,chúng ta mới nhận ra được có những khoảnh khắc mà chúng ta cần phải im lặng,im lặng để nhìn và thực hiện.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog