Chia sẻ

Tre Làng

ÔNG PHẠM ĐÌNH TRỌNG - ĐÃ NGU THÌ ĐỪNG TỎ RA NGUY HIỂM (Bài 1)

Khoai@

Sáng ra tình cờ đọc bài “Có đủ căn cứ pháp luật cho sự ra đời của những chính đảng mới” của Phạm Đình Trọng, nguyên Đại tá, nhà văn quân đội đã ra khỏi đảng CSVN, làm mình phì cười. 

Tôi phì cười vì ông nhà văn Phạm Đình Trọng nổi tiếng, hôm nay lại trổ tài chém gió như một “chuyên gia pháp lý“. Hóa ra cũng còn nhiều người có tuổi, kinh nghiệm đầy mình vẫn tỏ ra nguy hiểm khi thể hiện hiểu biết của mình về pháp luật bằng cách nói năng, viết lách văng mạng.

Mở đầu, Phạm Đình Trọng phê phán GS Vũ Minh Giang, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương khi trả lời BBC rằng:
Đề xuất việc thành lập đảng chính trị, nhất lại là đề xuất của những người đang là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam thì đấy là nguyện vọng nào đó, mong muốn nào đó của cá nhân hay nhóm cá nhân nào đó…nhưng mong muốn đó phải nằm trong khuôn khổ pháp luật…Theo hiểu biết của tôi thì chưa có hệ thống (pháp luật) đó” Và “Nhiều thành phần kinh tế phải có đa nguyên đa đảng chỉ là logic hình thức”.Phạm Đình Trọng lên giọng: “Ấp úng, quanh co, ông giáo sư trong Hội đồng lí luận Trung ương nói rất dài cũng chỉ đưa ra một nội dung rất ngắn và hồ đồ là: Chưa có căn cứ pháp lí cho việc thành lập chính đảng mới.
Haha, thế mà cũng học đòi lý luận. Đang nói về căn cứ pháp lý để có thể lập một chính đảng mới, thì ông lại “lầm đường lạc lối” sang phê phán kiểu dạy đời sặc mùi hận thù. 

Thôi, khỏi nói chuyện đó, bàn vào căn cứ pháp lý nhé ông Trọng.

Ông nói nguyên văn thế này: “Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, người Dân Việt Nam vẫn có đủ căn cứ pháp lí để lập lên chính đảng của mình khi cần thiết“, và ông đưa ra 3 căn cứ. 

Trước hết ta bàn về căn cứ thứ nhất mà ông đưa ra:
1. Không có luật nào và không có điều luật nào cấm người dân lập chính đảng. Người Dân được làm mọi việc pháp luật không cấm. Người Dân có đầy đủ quyền lập chính đảng của mình.
Ông đã đúng, khi ở Việt Nam không có Luật nào hoặc điều luật nào cấm người dân lập chính đảng cả. Nhưng ông nhầm, khi nói “Người Dân được làm mọi việc pháp luật không cấm” và vì thế “Người Dân có đầy đủ quyền lập chính đảng của mình“. Ồ, sao ông trẻ con thế, có phải pháp luật không cấm thì ông được làm đâu? Ông nên hiểu là người dân được làm những gì mà luật cho phép mới đúng ông ạ. Với kiêu lí luận của ông, thì ở Việt Nam hiện nay không có luật nào, không có điều luật nào cấm ông ỉa bậy trên phố. Và nếu như vậy thì ông được phép làm điều đó à? 

Đúng là không có điều nào cấm người dân lập chính đảng của mình, nhưng người dân muốn lập chính đảng thì phải tuân thủ những quy định của pháp luật về việc lập chính đảng đó. Ở đâu cũng vậy thôi, ngay tại nước Mỹ cũng vậy. Điều này có vẻ như ông GS Vũ Minh Giang đã đúng.

Về căn cứ thứ hai, ông viết:
2. Hiến pháp hiện hành cho người Dân quyền lập chính đảng khi điều 69 Hiến pháp 1992 hiện hành ghi: Công dân có quyền tự do ngôn luận. tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật.Hội và đảng chỉ là hai cách gọi khác nhau của một tổ chức chính trị. Như khi đảng Cộng sản Đông Dương muốn giấu mình đi liền đổi tên thành hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Người Dân có quyền lập hội đương nhiên cũng có quyền lập đảng. Nhà nước chưa có luật về lập hội chưa có luật về tự do ngôn luận, tự do báo chí là trách nhiệm, là thiếu sót của Nhà nước. Không thể vì thiếu sót của Nhà nước mà tước đoạt quyền công dân cơ bản mà Hiến pháp đã bảo đảm cho người Dân.
Ông trích dẫn luật đúng đấy, chép lại như thế mà không bị sai đã là thành công lớn đối với ông rồi. 

Đoạn ông trích dẫn có ý nghĩa rất rõ ràng, không cần phải bàn cãi hay suy luận là: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật". Những chữ in đậm màu đỏ chỉ ra các quyền mà người dân được hưởng, và không thấy có chỗ nào nói có quyền lập đảng cả. Như vậy, đoạn trích đó chả có ý nghĩa nào cả phải không ông nhà văn? Ấy là chưa kể đến cái đoạn “theo quy định của pháp luật“. Nghĩa là các quyền đó chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật mà thôi. 

Bàn thêm về hai từ: “Hội” và “Đảng” mà ông đánh đồng làm một và đều coi đó là “tên gọi của một tổ chức chính trị“. 

- Hội là “tổ chức quần chúng rộng rãi của những người cùng chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt động” – Từ điển Tiếng Việt 1997-2004.

- Đảng là “Nhóm người kết với nhau trong một tổ chức chính trị có mục tiêu, có điều lệ chặt chẽ: Đảng cộng sản; Đảng xã hội; Đảng dân chủ” – Từ điển Tiếng Việt 1997-2004.

Như vậy đã rõ, “Hội” hoàn toàn khác với “Đảng“.

Thiết nghĩ, khỏi phải phân tích sự giống và khác nhau giữa Hội và Đảng nữa phải không ông Phạm Đình Trọng? vì ông là nhà văn, từng là đại tá quân đội, từng là đảng viên 40 năm (thiếu mấy ngày) mà. Viết và trích từ điển như vậy để ông khỏi phải cả vú lấp miệng em mà lòe bịp thiên hạ. Nhưng qua đây người đọc cũng thấy được cái trình độ và cái tâm của ông rồi. Việc ông xin ra khỏi đảng là sáng suốt đấy, nếu không thì cái đảng kia họ cũng loại ông ra thôi, lúc đó thì có mà mặt mo ông nhỉ?

Giả sử, như ông lập luận, hội cũng chính là đảng đi chăng nữa, thì quá trình lập đảng đó vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật. 

Bàn về căn cứ thứ ba, ông cho rằng:
3. Điều 52 của Hiến pháp 1992 hiện hành cho người Dân được quyền: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Hơn ba triệu công dân Việt Nam có quyền lập lên đảng Cộng sản Việt Nam vậy thì hơn tám mươi triệu người Việt Nam còn lại cũng có quyền lập lên đảng chính trị của mình. Đó là là cơ sở pháp lí vững chắc bảo đảm cho mọi công dân Việt Nam được bình đẳng với những công dân đảng viên Cộng sản. Cấm công dân lập đảng chính trị của mình là vi phạm điều 52 Hiến pháp.
Nghe ông phân tích cũng có vẻ xuôi đấy. Nhưng sai lầm của ông là ở chỗ: Ông quên hay cố tình quên đi cái quyền lập đảng đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Mặt khác, ông cũng quên và cố tình lờ đi việc đảng CSVN thành lập và phát triển là đòi hỏi của công cuộc giải phóng dân tộc và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ấy luôn gắn chặt với sự lãnh đạo của đảng CSVN.

Xin hỏi ông, trong khi tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, ngoài đảng CSVN thì có đảng phái chính trị nào dám thò mặt ra đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng hay không? Nếu không thì xin ông ngậm miệng lại. Đảng CSVN đã lãnh đạo dân tộc này làm cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, vậy hà cớ gì sau khi cách mạng thắng lợi lại phải đi chia sẻ quyền lực cho các đảng phái khác?

Ông cũng viết rằng “Điều 52 của Hiến pháp 1992 hiện hành cho người Dân được quyền: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Hơn ba triệu công dân Việt Nam có quyền lập lên đảng Cộng sản Việt Nam vậy thì hơn tám mươi triệu người Việt Nam còn lại cũng có quyền lập lên đảng chính trị của mình“. Lập luận của ông cho thấy ông nông cạn lắm. Thế nào là bình đẳng trước pháp luật? Theo nghĩa chung nhất, bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo…Cần chú ý đến cụm từ “quyền và nghĩa vụ ngang nhau“, bởi đó là ý nghĩa căn cốt nhất của “bình đẳng”. Các ông có quyền nhưng phải gắn với nghĩa vụ với đất nước. Hỏi ông, các ông đã đóng góp được gì cho đất nước, cho dân tộc, cho cộng đồng? Hay các ông chỉ phá thối, chọc ngoáy vì hận thù cá nhân? Xin nói luôn, nghĩa vụ không chịu đóng góp thì đừng có mơ quyền gì.

Tóm lại, tôi không quan tâm đến ông Phạm Đình Trọng phê phán ông GS Vũ Minh Giang kia như thế nào, nhưng cả 3 căn cứ mà ông đưa ra đều không có cơ sở vững chắc. Đó chỉ là suy luận của một nhà văn chứ không phải là căn cứ pháp lý.

Tôi cũng không đồng ý với ông Phạm Đình Trọng trong kết luận của bài về “Tất cả sự lụn bại của xã hội Việt Nam, sự nguy khốn của dân tộc Việt Nam hiện nay là do sự thao túng quyền lực của một đảng độc tài theo đuổi một học thuyết sai lầm và tội lỗi, một đảng không vì lợi ích dân tộc mà chỉ vì lợi ích của một nhóm người cầm quyền trong đảng độc tài đó“. Nhưng tôi sẽ xin đề cập đến nội dung này ở một entry khác.

Đúng là già rồi mà vẫn còn ngu!

12 nhận xét:

  1. Nên nhớ là hiến pháp lúc nào cũng cho phép Công dân có quyền tự do ngôn luận. tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật.tất cả đều phải theo quy định của pháp luật . chứ không thể cứ lợi dụng điều đó để lợi dụng điều đó kích động nhân dân biểu tình gây mất trật tự công cộng .

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh09:55 6/4/14

    Hiến pháp của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩ Việt Nam được nhà nước thông qua, được nhân dân góp ý ,sửa đổi cho tới lúc nào phù hợp nhất thì mới được ban hành, nó đáp ứng được tâm tư cũng như nguyện vọng của người dân, không thể nói là hiến pháp có vẫn đề gì được.

    Trả lờiXóa
  3. ANh em đã có ý không nói tới người đã khuất, đó là sự tôn trọng theo Văn Hóa Việt Nam.
    Nhjuwng chug mày đừng có lợi dụng cái chết của ông ta để bôi nhọ, vu cáo chính quyền.
    Loại đó nhẽ ra phải chết sớm hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Nguyên Hùng12:48 6/4/14

    Nếu có thể đến được thì tôi cũng đến viếng tang nhà giáo yêu nước Đinh Đăng Định. Tôi ở xa quá không đến được nhưng cũng xin thắp một nén hương lòng xin vọng viếng online. Cầu xin Chúa xót thương và sớm đưa linh hồn Phô-rô đến cõi an vui hạnh phúc vĩnh hằng. Amen. QTN 4/5/2014

    Trả lờiXóa
  5. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được xây dựng một cách bài bản, khoa học. Phản ánh được hết mọi sự góp ý, được sự đồng tình của tất cả nhân dân Việt Nam. Ngoài ra, góp ý hiến pháp cũng là miếng mồi ngon béo bở cho các thế lực thù địch tìm mọi cách để chọc vào chống phá nước ta thông qua việc xuyên tạc hiến pháp

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh20:19 6/4/14

    các cụ bảo rồi,
    Biết thì tấm tắc, không biết thì ngậm ... ( áo mặc ) mà nghe.
    đã không có chuyên môn pháp luật thì đừng mở mồm nói như nhà làm luật, căn cứ pháp lý này nọ. thứ hai, đã rời khỏi Đảng rồi , bỏ quân hàm đại ta rồi thì tập trung mà viết văn đi.... già rồi, cố cho ra đời những tác phẩm có tầm nhưng nhớ phải có tâm nhé ,bác nguyên 4 sao hai gạch

    Trả lờiXóa
  7. đôi khi cũng có sự nhầm lẫn trong cuộc sống, nhưng cái này thì không thể xem xét dưới góc độ đó được, một người có kinh nghiệm và kiến thức không bao giờ làm việc như thế cả

    Trả lờiXóa
  8. chính vì nhầm tưởng Hội cũng giống Đảng và Đảng cũng là Hội nên ông đã từ bỏ Đảng để gia nhập Hội Văn đoàn độc lập, quả là sự lựa chọn sáng suốt cuối đời

    Trả lờiXóa
  9. không hiểu thế nào ông phạm đình trọng lại có thể đứng trong đội ngũ đảng những 40 năm nhỉ,một đại tá quân đội mà lại có thể có những suy nghĩ ngu xuẩn đến vậy,hay là do già rồi nên lẩm cẩm,người ta bảo gừng càng già càng cay,càng có trình độ hiểu biết nhưng tôi thấy trong trường hợp này thì hoàn toàn ngược lại,chẳng thấy cay tí nào

    Trả lờiXóa
  10. từ trước tới nay,trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử,qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm,trong quá trình đổi mới đất nước,Đảng ta đã giành được rất nhiều thắng lợi vẻ vang cho dân tộc,điều đó khẳng định vai trò quan trọng cho sự lãnh đạo của Đảng,nguyên là đại ta quân đội mà sao ông phạm đình trọng lại không nhận thức được điều đó,lại còn đi viết nhăng cuội như thế này,thật khó hiểu

    Trả lờiXóa
  11. Nặc danh23:56 8/4/14

    Không biết trang báo này ở đâu ra mà viết nhăng viết cuội, đọc mà thấy mắc ói còn thêm đám comment dở hơi. Giờ mà có nước nào tấn công Việt Nam đám CS tháo chạy trước tiên còn dân đen ở lại chết hết. Dân đen ngán ngẩm CS lắm rồi chẳng qua họ sợ thay đổi nên mới chịu để đám CS đè đầu cưỡi cổ mấy chục năm qua nhưng mà tức nước thì vỡ bờ đến lúc dồn dân vô đường cùng không còn đường sống thì lúc đó CS sẽ chết. Tiếc rằng đến lúc đó Tôi không còn sống để được chứng kiến "Cuộc Cách Mạng của Nhân Dân" đó.

    Trả lờiXóa
  12. Ông ta không đáng để tiếp tục đứng trong hàng ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam vì những tư tưởng lệch lạc cũng như chống đối của ông ta. Là một người đảng viên thì ông ta cần phải nên biết Việt Nam chúng ta là một nhà nước xã hội chủ nghĩa pháp quyền, và một đảng duy nhất có thể lãnh đạo nhân dân Việt Nam chúng ta tiến lên chủ nghĩa xã hội mà thôi, chứ không thể có thêm một đảng nào khác như đề xuất của ông ta được, đó quả thật là một điều vô cùng phi lý.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog