Chia sẻ

Tre Làng

TRUNG QUỐC CÓ THỂ "ĐI ĐÊM" VỚI MỸ

Trung Quốc có thể "đi đêm" với Mỹ

Quốc Trung

Nếu hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc là thừa nhận những hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Trực tiếp hay gián tiếp, vô tình hay cố ý cũng đều rơi vào bẫy của Trung Quốc. Cái bẫy ấy là, mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông.

Tờ Defense News ngày 25/8 cho hay, trong cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài 90 phút mới đây giữa Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi với Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ Đô đốc Jonathan Greenert, hai bên đã trao đổi về Quy tắc ứng xử của chiến hạm hai nước khi gặp nhau bất ngờ trên biển (CUES), một thỏa thuận giữa 21 quốc gia Thái Bình Dương do ông Lợi và ông Greenert cùng thiết lập năm ngoái. Đô đốc Greenert cho biết, ông đã đề xuất ý tưởng áp dụng Quy tắc CUES đối với lực lượng Cảnh sát biển với Đô đốc Ngô Thắng Lợi: "Chúng tôi đề xuất ý tưởng này với Trung Quốc, bởi vì sự tương tác diễn ra ở Biển Đông chủ yếu là với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc". Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cho biết, Tư lệnh Cảnh sát biển Hoa Kỳ, Đô đốc Paul Zukunft cũng đã từng sang Trung Quốc trình bày đề xuất này với đối phương.

Hợp tác là rơi vào bẫy

Ý tưởng này cũng được Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ ủng hộ và thảo luận về khả năng áp dụng CUES cho Cảnh sát biển Trung Quốc, một lực lượng chấp pháp của Chính phủ Trung Quốc, đang hoạt động phi pháp trong hầu hết Biển Đông theo đường yêu sách “lưỡi bò” phi lý của họ. Động thái này rất đáng lưu ý khi nó diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của ông Tập Cận Bình. Mới đây, Lầu Năm Góc lại vừa công bố tài liệu cho thấy Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp thêm 50% diện tích đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ trong tháng 6 vừa qua. Trao đổi với báo giới, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ bình luận: "Quả thật đây là một động thái hết sức đáng chú ý và rất khó hiểu”.

Khó hiểu đầu tiên, theo TS. Trục, Hoa Kỳ thừa biết rằng, về danh nghĩa pháp lý Cảnh sát biển là lực lượng chấp pháp của Chính phủ, làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình. Trong tình hình hiện nay để hợp thức hóa yêu sách “lưỡi bò” phi lý và đầy tham vọng của mình, Trung Quốc đã và đang đẩy lực lượng Cảnh sát biển cùng với đông đảo tàu cá trá hình ra làm “nhiệm vụ chấp pháp” trong vùng biển không thuộc các quyền hợp pháp của họ. Nếu thừa nhận những hoạt động phi pháp này, dù là trực tiếp hay gián tiếp, dù là vô tình hay cố ý, cũng đều rơi vào bẫy của Trung Quốc: Mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông.

Ngoài ra, nếu Mỹ -Trung bắt tay hợp tác với nhau ở Biển Đông thì họ sẽ hợp tác trong phạm vi nào? Trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam? Trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông hay trên toàn bộ Biển Đông với phạm vi đường lưỡi bò? Nếu hợp tác với cái cớ “tránh va chạm, đối đầu khi chạm trán bất ngờ” ở bất kỳ vùng biển nào Cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện thì dù vô tình hay hữu ý, động thái này khó tránh khỏi sự mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền phi lý cũng như phạm vi hoạt động sai trái của Trung Quốc. Hơn nữa, trên Biển Đông, Trung Quốc có lực lượng Cảnh sát biển hùng hậu nhất khu vực với 95 tàu lớn và 110 tàu nhỏ, vượt xa Nhật Bản với 53 tàu lớn và 25 tàu nhỏ cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác cộng lại. Phương thức hoạt động của Trung Quốc đã được chính các học giả nước này công khai đặt tên là chiến lược bắp cải, chiến lược cờ vây, hay chiến lược tằm ăn dâu.

Chiếm Biển Đông vào 2017?

Bắc Kinh đã thực hiện xong giai đoạn một trong chiến lược biến Biển Đông thành ao nhà. “Thái độ do dự của các nước liên can từ Hoa Kỳ, Úc cho đến các thành viên Đông Nam Á tạo cơ hội bằng vàng cho Tập Cận Bình tiến sang giai đoạn hai trong 2 năm tới”. Đây là nhận định của nhiều chuyên gia quân sự được Fairfax Media, nguồn tin quốc phòng cao cấp của Úc, tổng hợp và phân tích. Với các đảo nhân tạo đã được thực hiện gần xong, Trung Quốc đã chiến thắng trận thứ nhất trong chiến lược khống chế Biển Đông. Ít ai có khả năng ngăn chận Trung Quốc chiến thắng luôn giai đoạn hai. Hoa Kỳ cũng như đồng minh Úc trong khu vực, tuy lên án Bắc Kinh có “hành động phi pháp” đe dọa an ninh hàng hải, hàng không, nhưng cho đến nay hai nước này vẫn do dự, ngập ngừng. Trên đây là những nhận định mới nhất của các nguồn tin quốc phòng cao cấp của Úc.

Giới chuyên gia quân sự Úc cho rằng vào năm 2017, khi các đảo nhân tạo trong vùng Hoàng Sa và Trường Sa hoàn tất với quân cảng, phi trường thì Trung Quốc sẽ đưa ra-đa, đại bác, máy bay chiến đấu ra tận nơi để mở rộng vùng can thiệp đến tận những nơi xa xôi nhất của Biển Đông. Tháng 5 năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố: một là kêu gọi Trung Quốc phải chấm dứt đắp đảo lấn biển và hai là Mỹ không công nhận “không phận, hải phận” của các đảo nhân tạo này. Lập trường cứng rắn của bộ trưởng Mỹ đã được đồng nhiệm Úc Kevin Andrews ủng hộ mạnh mẽ. Hai chuyến bay được thực hiện sau đó bay ngang một số đảo đang được Trung Quốc bồi đắp. Một chuyến có phóng viên đài truyền hình CNN và một chuyến có tư lệnh hạm đội 7, đô đốc Scott Swift. Trên thực tế, theo kiểm chứng của Fairefax Media, hai chuyến bay này đều nằm ngoài khoảng cách 12 hải lý chứ không bay ngang như một số báo chí đã đưa tin.

Trong khi Hoa Kỳ và đồng minh Úc “vật lộn” với những không ảnh và bản đồ cũ, tranh luận đâu là những nơi đe dọa an ninh hàng không hàng hải, thì hàng ngày hạm đội tàu công binh của Trung Quốc gia cố, nới rộng một phi đạo thứ hai dài 3 km trên bãi đá Subi Reef cho những phi cơ vận tải lớn nhất của “Giải phóng quân” hạ cánh. Trong khi Mỹ và các đồng minh nói và làm không đi đôi với nhau thì Trung Quốc thừa sức và rộng thời gian để hoàn tất căn cứ quân sự tiền phương ở Biển Đông trước khi chủ tịch Tập Cận Bình sang gặp tổng thống Mỹ Barack Obama trong hai tuần tới đây (trung tuần tháng 9). Hình ảnh vệ tinh cho thấy 90% số tàu công binh hoạt động ở Trường Sa đã rút sau các hoạt động bồi đắp cấp tốc.

Câu hỏi đặt ra là vì sao từ nay đến ít nhất là cho hết năm 2017 là thời gian rất thuận lợi cho Trung Quốc hoàn tất kế hoạch chiếm Biển Đông, ít nhất vì hai lẽ. Lý do thứ nhất, Hoa Kỳ bước vào mùa tranh cử bầu cử tổng thống và phải chờ đến đầu năm 2017 mới có một chính phủ mới ở Washington. Lý do thứ hai, tình hình nội bộ các nước Đông Nam Á. Trong bối cảnh các thành viên không đoàn kết với nhau trước tham vọng của Trung Quốc, đặc biệt, năm 2017 là năm nước Lào, một đối tác đã bị Bắc Kinh gây ảnh hưởng, làm Chủ tịch luân phiên Hiệp hội ASEAN. Tuy nhiên, cũng có một số viên chức Mỹ và Úc lại đưa ra kết luận trái ngược với quan ngại này là Trung Quốc chỉ thắng về chiến thuật, nhưng sẽ thua to về chiến lược. Tức là trước hiểm họa chung, các quốc gia trong vùng sẽ đoàn kết chặt chẽ với nhau và với Hoa Kỳ hơn./.

Nguồn: VHNA

4 nhận xét:

  1. chúng ta cũng phải dự đoán và lường trước khả năng "TQ có thể đi đêm với Mỹ" khi mà so sánh lợi ích đem lại cho nhau giữa hai nước này lớn hơn. Như trong tuyên bố của Obama đều là vì lợi ích Mỹ, giá trị Mỹ

    Trả lờiXóa
  2. Trung Quốc càng ngày càng bộc lộ rõ sự nham hiểm và tham lam của mình. Bản thân Trung Quốc muốn trở thành cường quốc đứng đầu thế giới, chính vì vậy Trung quốc muốn hợp tác với những cường quốc lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự như Mỹ để đem lại lợi ích cho mình. Không có gì nghi ngờ trước những khả năng, Trung Quốc có thể đi đêm với Mỹ. Trên tuyên bố của Obama đều vì lợi ích của Mỹ nhưng thực chất là hợp tác đôi bên cùng có lợi, Bản chất nham hiểm của Trung Quốc không thể nói trước, chúng có thể bất chấp tất cả khi thu lợi về mình xong sẽ tiếp tục thực hiện âm mưu lật đổ các nước khác để đứng đầu thế giới.

    Trả lờiXóa
  3. mình thấy qua quy tắc ứng xử trên đã cho thấy sự hợp tác giữa hai nước cường quốc lớn rùi. nhìn bề ngoài giữa Trung Quốc và Mĩ có những mâu thuẫn với nhau nhưng đứng trên khía cạnh lợi ích thì những quốc gia này đều phải có sự quan hệ và gắn bó với nhau để đảm bảo quyền lợi. Việc Mĩ thừa nhận quyền hiện diện của các tàu cảnh sát biển trên vùng tranh chấp, lấn chiếm trái phép đã cho thấy phần nào sự cấu kết giữa hai quốc gia này

    Trả lờiXóa
  4. mình thấy qua quy tắc ứng xử trên đã cho thấy sự hợp tác giữa hai nước cường quốc lớn rùi. nhìn bề ngoài giữa Trung Quốc và Mĩ có những mâu thuẫn với nhau nhưng đứng trên khía cạnh lợi ích thì những quốc gia này đều phải có sự quan hệ và gắn bó với nhau để đảm bảo quyền lợi. Việc Mĩ thừa nhận quyền hiện diện của các tàu cảnh sát biển trên vùng tranh chấp, lấn chiếm trái phép đã cho thấy phần nào sự cấu kết giữa hai quốc gia này

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog